Combo Đạm Phương Nữ Sử - Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta + Lời Người Man Di Hiện Đại

Tác giả: Nguyễn Văn Vĩnh | Xem thêm các sản phẩm Tiểu sử - Hồi ký của Nguyễn Văn Vĩnh
Combo Đạm Phương Nữ Sử - Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta + Lời Người Man Di Hiện Đại Đạm Phương Nữ Sử Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta Đạm Phương nữ sử là một phụ nữ học hạnh tinh nhuần, là cháu nội của vua Minh...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo Đạm Phương Nữ Sử - Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta + Lời Người Man Di Hiện Đại

Combo Đạm Phương Nữ Sử - Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta + Lời Người Man Di Hiện Đại
  • Đạm Phương Nữ Sử Vấn Đề Phụ Nữ Ở Nước Ta

Đạm Phương nữ sử là một phụ nữ học hạnh tinh nhuần, là cháu nội của vua Minh Mạng. Bà có tài sáng tác văn thơ bằng chữ Hán và tinh thông ngoại ngữ. Trong cuộc canh tân dân tộc đầu thế kỷ XX, nhận thấy vai trò của báo chí quốc ngữ, bà đã tham gia tích cực vào các hoạt động báo chí và đời sống xã hội, bắt đầu từ Nam phong, sau cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác, từ vấn đề phụ nữ mở sang nhiều vấn đề thiết hữu khác. Những năm giao thời, bà hoạt động sôi nổi nhất trên văn đàn, trở thành nữ kí giả có bút lực đáng khâm phục trong nữ giới nước nhà, đồng thời bà cũng là nhà giáo dục, hoạt động tích cực trong phong trào Nữ công học hội, biên dịch, biên soạn và sáng tác nhiều tác phẩm phục vụ công việc giáo dục nữ giới, giáo dục gia đình và giáo dục nhi đồng. 

Trên cơ sở các sách đã xuất bản về Đạm Phương nữ sử và những tài liệu quý do gia đình tác giả cung cấp cập nhật, bổ sung, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương đã công phu giới thiệu và tuyển chọn công trình Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta để nhìn nhận toàn bộ các trước tác của bà trong  sự nghiệp đấu tranh vì nữ quyền.

Cuốn sách gồm 4 phần: Các bài báo trình bày quan điểm về vấn đề phụ nữ, Các bài báo về Nữ công học hội do Đạm Phương sáng lập, Các khảo cứu về vấn đề phụ nữ được in thành sách, và Các sáng tác văn thơ với chủ đề phụ nữ. Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta đã mang lại một cái nhìn tổng quan về những vấn đề thuộc nữ học, giúp phụ nữ thay đổi về nhận thức, điều chỉnh về hành vi khi xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ cận hiện đại. Những vấn đề Đạm Phương nữ sử đặt ra là những vấn đề giáo dục thiết thân đối với phụ nữ. Bà giảng giải cho phụ nữ từ việc trong nhà như: nấu ăn, nuôi dạy con cái, quán xuyến gia đình: Bổn phận con gái, Làm sao mà gọi là nội tướ đến những việc ngoài xã hội: đối nhân xử thế, lập nghiệp lập thân: Bàn về giáo dục con gái, Nên lập học hội chức nghiệp, Chị em ta đã biết ham muốn thực nghiệ Bà giúp phụ nữ vừa biết cách làm đẹp, vừa nâng cao đời sống tinh thần như đọc sách báo, văn chương giải trí. Bà cũng là người có tầm nhìn xa, thấy được tính cấp thiết của việc thành lập Nữ công học hội, tờ báo quốc văn, cơ sở thơ xã cho phụ nữ: Mấy lời hoan nghênh về việc sáng lập Phụ nữ tùng san, Đọc báo xem tiểu thuyết cũng là một thú tiêu khiển có í). Những sáng tác văn chương của Đạm Phương nữ sử lồng ghép rất khéo những tư tưởng về vấn đề nữ học của bà, giúp mở rộng nhãn quan của phụ nữ bấy giờ về việc tự do kết hôn, giáo dục gia đình. 

Trong khi một số thức giả đương thời quan tâm đến vấn đề nữ học, chủ trương giáo dục học đường cho nữ giới, Đạm Phương đã đề xuất được quan điểm nữ học có thể nói là rất mới mẻ, được biện luận với chủ kiến rõ ràng: sự giáo dục trong gia đình mà bà gọi là “gia đình giáo dục”. Bởi với bà, tâm tính là cái thứ nhất, là cái nền tảng, học thức là cái bổ trợ vào đó, làm cho sự giáo dục phụ nữ được trở nên hoàn toàn (Gia đình giáo dục cần phải luyện tập tâm tính trước, Người đàn bà là chủ gia đình). Bên cạnh đó, với việc thành lập Nữ công học hội, Đạm Phương đã chủ trương hoạt động của hội đáp ứng được cả hai cách để thực hiện sự học: một là qua đường sách vở; hai là qua đường thực nghiệm, và đặc biệt chú trọng vào con đường thứ hai (Lễ khánh thành Học hội nữ công ở Huế, Hội nữ công có đặt tằm, Ở Huế sắp có hội nuôi trẻ ). Đặt Đạm Phương nữ sử với quan niệm và sự hiện thực hóa quan niệm về giới nữ và sự nghiệp giáo dục của nữ giới vào trong lịch sự vấn đề phụ nữ Việt Nam dễ thấy được bản lĩnh văn hóa của bậc nữ lưu trước những đối kháng gay gắt của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

 Nhà nghiên cứu Bùi Trân Phượng đã đánh giá Đạm Phương nữ sử là nhà hoạt động nữ quyền đầu tiên xây dựng quan niệm nữ quyền của mình một cách có hệ thống và có tính tư tưởng: “Trong chủ nghĩa nữ quyền chánh trị xã hộ người đã để lại số lượng sách báo đồ sộ và những hoạt động thực tiễn không kém ấn tượng là Đạm Phương nữ sử, nhà giáo dục có tính cách tân đáng kinh ngạc; tôi nhận diện ở bà một nhà hoạt động nữ quyền ôn nhu, trầm tĩnh nhưng tâm huyết và quyết đoán trong sứ mạng khai trí của mình. Là mẹ và là bà của hơn một thế hệ thanh niên trí thức nam và nữ, tất cả đều được bà cho học lấy một nghề để mưu sinh, sống tự lập hay đã dấn thân hoạt động cách mạng, suốt đời bà chuyên tâm đào tạo và tổ chức đào tạo nhiều nhà giáo dục nữ khác, chia sẻ với họ tri thức, năng lực giáo dục và niềm tin rằng "giáo dục không phải là một công trình trói buộc người ta. Giáo dục là một công trình bồi bổ để nảy nở tất cả những năng lực cao quý trong một người".

Cùng thuộc Tủ sách Phụ nữ tùng thư - Giới và Phát triển, nối tiếp cuốn sách Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta, tập sách Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta và những ấn phẩm sắp xuất bản của Nhà xuất bản Phụ nữ nối tiếp mạch nguồn Vấn đề phụ nữ ở nước ta hi vọng sẽ giúp bạn đọc tiếp cận vấn đề phụ nữ một cách hệ thống cũng như quá trình dịch chuyển của các quan niệm và hành động mang tính nữ quyền ở Việt Nam.

  • Lời Người Man Di Hiện Đại

"Việc giáo dục nước Nam phải bắt đầu từ con gái" là lời khẳng định chắc nịch của học giả Nguyễn Văn Vĩnh dưới bút danh Đào Thị Loan trên chuyên mục Nhời đàn bà của tờ Đăng cổ tùng báo năm 1907. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những trí thức đầu tiên đã thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục và thay đổi nhận thức, vị trí, và vai trò của phụ nữ. Cuốn sách Lời người Man di hiện đại - Nhời đàn bà của Nguyễn Văn Vĩnh đã tập hợp những bài báo của ông trên các tờ Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí và Nước Nam mới do ông làm chủ bút bắt đầu từ 1907 đến 1935. 

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là người đầu tiên khai mở chuyên mục dành cho phụ nữ trên các tờ báo quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở Bắc Kỳ. Những tư tưởng của ông về giải phóng phụ nữ, "khai sáng" cho phụ nữ từ việc sinh đẻ, chăm sóc, nuôi nấng và giáo dục con cái cách đây hơn một trăm năm mà đọc lại vẫn thấy còn nguyên giá trị. Bằng lối viết xưng "em" mềm mại dưới các bút danh Đào Thị Loan, hay dùng các tên khác như Lưu Thị Kiểu, H.T. Lương để đối thoại, luận giải các vấn đề của chị em rất thân thiện, gần gũi, chí tình thấu lí. Nguyễn Văn Vĩnh đã thẳng tay chỉ vào thói gia trưởng của đàn ông: "Làm đàn ông phải ăn ở thế nào, cho đàn bà biết suy hơn quản thiệt, mà trọng mình thì mới sướng, chớ cứ dốt vợ một xó nhà, hơi lạc con mắt đã lo nghĩ, là người hèn, chỉ muốn dùng sự trói buộc, mà thủ lấy tình riêng một mình", bất bình cực điểm trước thái độ xúc phạm của đàn ông đối với phụ nữ: "Tội quá! Làm con gái nước Nam có vả cho mấy ông ấy vài cái, thì đã bảo rằng đanh đá, mang tai mang tiếng, nhưng quả lúc bấy giờ, tôi ngứa tay quá". Ngoài ra, Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng phụ nữ "phải học ngay sự thai sản, hoặc bắt săn sóc các em cho quen, về sau biết chăn nuôi trẻ", phải cải cách việc sinh đẻ đang lạc hậu: "Giống người bất tử chính nhờ có sự sinh đẻ cho nên cải cách việc sinh đẻ là rất quan trọng". Bên cạnh đó, ông cũng  mạn bàn về các vấn đề riêng tư của phụ nữ: từ cách ăn mặc, trang điểm, thói quen sinh hoạt: nấu cỗ, ăn trầu, lời nói giao tiếp hàng ngày đến hành vi ứng xử theo đúng công dung ngôn hạnh. 

Việc thay đổi nhận thức và giáo dục phụ nữ An Nam đối với Nguyễn Văn Vĩnh không phải đâu xa mà trong chính những gì thân thuộc và gắn với phụ nữ nhất. Đúng như tên chuyên mục mà ông đặt, Nhời đàn bà mang đến sự gần gũi, giản dị và thuyết phục chị em phụ nữ, vì thấy cô Đào Thị Loan rất hiểu mình, ăn nói chí tình chí lí. Và từ việc đọc báo, phụ nữ đã dần thay đổi, chẳng thế mà trong số báo ngày 18.7.1907, Nguyễn Văn Vĩnh đã thốt lên: "Các chị em đồng bào ơi! Độ này đàn ông họ nình nịnh chúng mình một ít rồi đấy. Có người lại đem Trưng Vương ra mà ví, nói rằng hậu vận nước Nam này ở trong tay chị em chúng ta. Điều đó thì cũng có khi nịnh quá một tí, nhưng em suy ra thì chúng ta cũng không đến nỗi vô dụng, thực." Những lời nói hàng ngày như mưa dầm thấm lâu, giúp phụ nữ dần dần giác ngộ ra những sai lầm, những điều hủ lậu trong cuộc sống để tiến tới cuộc sống văn minh hơn, khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Những tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh sẽ mãi là những dấu son lớn tiên phong trong công cuộc đẩy lùi sự lạc hậu của đồng bào, đặc biệt là người phụ nữ An Nam. Ông thực sự là người công dân vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...


Giá MCL

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhPhụ Nữ
Ngày xuất bản04-2018
Kích thước13.5 x 20.5 cm
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Phụ Nữ
SKU6526711947655
Liên kết: Nước hoa hồng sáng mịn chống lão hóa từ Hồng Sâm Yehwadam Heaven Grade Ginseng Rejuvenating Toner (155ml)