Combo 2 Cuốn Sách Đáng Đọc Nhất Về Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán ( Phù Thủy Sàn Chứng Khoán + Đánh Bại Phố Wall ) tặng kèm bookmark Sáng Tạo

Tác giả: Nhiều Tác Giả | Xem thêm các sản phẩm Sách tài chính, tiền tệ của Nhiều Tác Giả
Bộ sách gồm 2 cuốn:1. Phù Thủy Sàn Chứng Khoán Cuốn sách gồm một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhà giao dịch thành công và nổi tiếng nhất, với nhiều chi tiết nhất về câu chuyện thành công và những...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 2 Cuốn Sách Đáng Đọc Nhất Về Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán ( Phù Thủy Sàn Chứng Khoán + Đánh Bại Phố Wall ) tặng kèm bookmark Sáng Tạo

Bộ sách gồm 2 cuốn:

1. Phù Thủy Sàn Chứng Khoán 

Cuốn sách gồm một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhà giao dịch thành công và nổi tiếng nhất, với nhiều chi tiết nhất về câu chuyện thành công và những bí mật kinh nghiệm chuyên môn của họ. Ngoài ra, cuốn sách không thể thiếu sự thật về sự nghiệp giao dịch của các nhà quản lý quỹ đầu tư vĩ đại nhất, các nhà giao dịch hàng đầu và các nhà đầu tư chứng khoán tư nhân: từ Richard Dennis, huyền thoại của Sàn chứng khoán Chicago kiêm người sáng lập của Turtles; đến nhà vô địch giao dịch Martin “Buzzy” Schwartz; hay William O'Neil trứ danh, và cả Paul Tudor Jones, người đứng đầu của quỹ đầu tư với lợi nhuận hằng năm trong 5 năm liên tục là 100%.

Từ chuyện thành công thất bại của những nhà đầu tư chứng khoán kiệt xuất Jack D.Schwager mang đến cho độc giả một cơ hội khám phá bí kíp làm giàu của những người giàu nhất.

Phù thủy Chứng khoán là cuốn sách thứ ba trong chuỗi sách kinh điển về đầu tư của tác giả Jack D.Schwager. Đã gần một thập kỷ từ sau thành công của The New Market Wizards, nước Mỹ đã chứng kiến hoạt động đầu cơ bùng nổ trong thị trường chứng khoán đi kèm với sự sụp đổ trong giá hàng hóa, thất bại nặng nề của một trong những quỹ phòng hộ hàng đầu thế giới, sự bùng nổ của bong bóng Internet, suy thoái kinh tế rồi lại phục hồi. Vậy ai đã trở thành phù thủy chứng khoán trong thời kỳ tài chính hỗn loạn này? Làm thế nào để một số nhà đầu tư có thể “thực sự” làm giàu từ thị trường chứng khoán lúc lên lúc xuống thất thường?

Câu trả lời có trong “Phù thủy Chứng khoán”; người đọc được trực tiếp tham gia một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhà giao dịch thành công và nổi tiếng nhất, với nhiều chi tiết nhất về câu chuyện thành công và những bí mật kinh nghiệm chuyên môn của họ. Ngoài ra, cuốn sách không thể thiếu sự thật về sự nghiệp giao dịch của các nhà quản lý quỹ đầu tư vĩ đại nhất, các nhà giao dịch hàng đầu và các nhà đầu tư chứng khoán tư nhân: từ Richard Dennis, huyền thoại của Sàn chứng khoán Chicago kiêm người sáng lập của Turtles; đến nhà vô địch giao dịch Martin“Buzzy” Schwartz; hay William O’Neil trứ danh, và cả Paul Tudor Jones, người đứng đầu của quỹ đầu tư với lợi nhuận hằng năm trong 5 năm liên tục là 100%.

Mỗi con người huyển thoại được nhắc tên trong “Phù thủy Chứng khoán”, họ đều đã từng thất bai vô số lần và lỗ nhiều hơn bất cứ ai, thậm chí đến cả nửa tỷ đô la mỹ. Nhưng không ai trong số họ từ bỏ, họ luôn đứng dậy sau những cú ngã đau, và tham vọng hơn bao giờ hết. Chỉ cái chất gan lì đấy thôi đã khiến người đọc đi từ bất ngờ đến ngưỡng mộ đến phấn khích. Từng quyết định đầu tư từ khởi đầu đến bạc tỉ đều được các “phù thủy” ghi nhớ rõ ràng và kể lại với chúng ta qua sự chiêm nghiệm. Đó là những con số được căn đo đong đếm kỹ lưỡng, tính toán cẩn thận hay là canh bạc mạo hiểm đến nghẹt thở, là niềm tin, là sức mạnh trực giác , là trí thông minh và sự liều lĩnh. Tất cả tạo nên một cuốn sách về kinh doanh nhưng hấp dẫn và gay cấn đến từng câu từng chữ, khiến ta có thể ngồi cả chiều đắm chìm trong những chuyến phiếu lưu để đời của những “Phù thủy Chứng khoán” như thể đang ngồi đọc truyện trinh thám hay tiểu thuyết viễn tưởng.

Trên hết, giá trị mà “Phù thủy Chứng khoán” đem lại cho những con người đam mê và đang hy vọng thử thách mình trong lĩnh vực này đó là “bài học”. Đúng là “No pain, no gain”, “Thất bại là mẹ thành công” nhưng mấy ai trong chúng ta chịu được một “thất bại nửa tỷ đô la” chứ? Thay vào đó, từ câu chuyện và lời khuyên từ những bậc thầy đầu tư trong chứng khoán, ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn và cẩn trọng hơn trước khi bắt đầu “tung con xúc xắc”. Đọc “Phù thủy Chứng khoán”, nhà đầu tư còn được cung cấp cho hầu hết những triết lí đầu tư cũng như các tri thức căn bản, quan trọng nhất là để hiểu được thị trường chứng khoán, quy tắc vận hành và đánh giá giá trị của cổ phiếu trong thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt, đem lại lợi nhuận cao. Nói không ngoa nếu gọi “Phù thủy Chứng khoán” cẩm nang mà nhà đầu tư thông thái cần phải đọc.

2. Đánh Bại Phố Wall

Nếu bạn là người yêu thích kinh doanh nói chung và chứng khoán nói riêng, hay đơn giản hơn là những người ngưỡng mộ cụm từ ” Phố Wall” thì Đánh Bại Phố Wall chính là cuốn sách dành cho bạn. Đúng như tên gọi, cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn khi đứng trên đỉnh Phố Wall bạn sẽ làm gì, dùng những cách gì để leo lên đó và những kinh nghiệm quý giá mà không một trường lớp nào có thể chỉ cho bạn được.

Thông tin về sách:

Công ty phát hành: Alphabooks
Tác giả: John Rothchild, Peter Lynch
Nhà Xuất Bản: Nhà Xuất Bản Lao Động
Dịch giả: Nguyễn Thị Phương
Số trang: 524

Trong Đánh bại phố Wall, Peter Lynch đã nêu ra cách thức để ông có thể đạt được những thành tựu vĩ đại khi là cựu giám đốc của một quỹ đầu tư hàng tỷ đôla mang tên Magellan. Cùng với John Rothchild, cả hai đã đưa ra những chỉ dẫn có thể áp dụng dễ dàng trong việc đầu tư, lựa chọn những danh mục từ việc đánh giá báo cáo tài chính của công ty và thấy được những con số có giá trị. Để từ đó khiến bạn có khả năng đưa những công ty chứng khoán bình thường phát triển với một tốc độ đang kinh ngạc.

Ngoài ra, tác giả đã khẳng định rằng, nếu bạn không bị chi phối bởi lợi nhuận trước mắt hay sự lên xuống của thị trường thì sau một khoảng thời gian ( có thể 5-15 năm), những gì bạn đã đầu tư trước đó vào thị trường đều sẽ được đền đáp. Đó cũng chính là lý do mà Đánh bại phố Wall trở thành cuốn sách bán chạy số 1 ở Mỹ. Và đến tận hiện nay, mọi điều trong cuốn sách vẫn được áp dụng một cách chính xác nhất như thuở ban đầu.

Điều kì diệu của trường ST.AGNES

Chơi cổ phiếu nghiệp dư là một bộ môn nghệ thuật đang tàn lụi, cũng giống như việc nướng bánh đang ngày càng bị đồ ăn đóng gói sẵn thay thế. Một đội quân hùng hậu các nhà quản lý quỹ tương hỗ được trả lương hậu hĩ để quản lý danh mục đầu tư. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này. Nó khiến tôi áy náy khi còn là một nhà quản lý quỹ, và ngay cả bây giờ khi tôi đã nghỉ hưu, được xếp vào nhóm các nhà đầu tư nghiệp dư, nghĩa là chỉ đầu tư khi có thời gian rảnh.

Tình trạng suy giảm hoạt động đầu tư nghiệp dư này càng tăng trong thời kỳ thị trường giá lên lớn những năm 1980, khiến số lượng các nhà đầu tư cá nhân sở hữu cổ phiếu giảm so với thời kỳ đầu. Một nguyên nhân là do báo chí ngành tài chính đã thổi phồng danh tiếng giới chuyên gia Phố Wall chúng tôi. Các “ngôi sao” về cổ phiếu được trọng vọng như những ngôi sao nhạc rock, khiến các nhà đầu tư nghiệp dư hình thành một cảm giác sai lầm rằng họ không bao giờ có thể cạnh tranh được với biết bao thiên tài với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh trong tay, tất cả đều khoác hàng hiệu Burberry và trang bị hệ thống máy tính Quotrons.

Thay vì cạnh tranh với những thiên tài đó, rất nhiều nhà đầu tư trung bình đã quyết định gia nhập hàng ngũ này bằng cách đầu tư tiền vào quỹ tương hỗ. Nhưng thực tế cho thấy có tới 75% số quỹ tương hỗ như vậy không đạt được kết quả bằng mức trung bình của thị trường.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm của hoạt động đầu tư cổ phiếu nghiệp dư chính là tình trạng thua lỗ. Bản chất của con người là sẽ tiếp tục làm một việc gì đó chừng nào còn hứng thú và gặt hái thành công với nó. Cũng như vậy, con người tiếp tục sưu tập thẻ bóng chày, đồ cổ, tiền xu, tem, … và không ngừng sửa sang nhà cửa rồi bán lại chúng, đơn giản là vì tất cả những hoạt động này đều có thể mang lại lợi nhuận cũng như khiến họ thấy thích thú. Vì vậy, chỉ khi thấy mệt mỏi vì bị mất tiền, người ta mới không còn chơi cổ phiếu nữa.

Thông thường những người giàu có, thành công hơn (và cũng thường đạt điểm 10 khi học ở trường và thăng tiến khi làm việc) trong xã hội mới có tiền để đầu tư vào cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu thường là sân chơi của những người thành công. Rất dễ bị điểm kém ở đây. Nếu bạn mua các giao dịch tương lai và quyền chọn và cố gắng tính toán thời gian vào thị trường, bạn rất dễ nhận toàn “điểm” xấu − một kết cục chắc chắn sẽ xảy ra với rất nhiều người đã đổ tiền vào các quỹ tương hỗ.

Điều này không có nghĩa là những nhà đầu tư nghiệp dư hoàn toàn chấm dứt mua cổ phiếu. Thỉnh thoảng khi đi trên đường họ nhận được lời khuyên của ai đó, hay tình cờ nghe được một cuộc nói chuyện trên xe buýt, hoặc đọc được vài thứ trong tạp chí và đưa ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn với số vốn “nghiệp dư” của mình. Sự tách biệt giữa tiền “chuyên nghiệp” được đầu tư vào các quỹ và số tiền “nghiệp dư” đầu tư cho các loại cổ phiếu riêng biệt trong thời gian gần đây, càng khuyến khích tính thất thường của những người chơi cổ phiếu.

Khi hoạt động kinh doanh cổ phiếu với tư cách một sở thích nghiêm túc biến mất, những kỹ thuật đánh giá một công ty, thu nhập, mức tăng trưởng… sẽ bị lãng quên cùng với những phương pháp gia đình cổ điển. Do số khách hàng lẻ quan tâm đến thông tin như vậy ngày càng giảm, các công ty môi giới sẽ không còn mặn mà tham gia hoạt động này nữa. Giới chuyên gia phân tích thì quá bận rộn trao đổi với các tổ chức về vấn đề đào tạo công chúng.

Trong khi đó, hệ thống máy tính của các công ty môi giới đang khẩn trương thu thập rất nhiều thông tin bổ ích về những công ty để có thể đưa ra dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ khách hàng nào yêu cầu. Cách đây khoảng một năm, giám đốc phòng nghiên cứu của Fidelity là Rick Spillane, đã tiến hành phỏng vấn một số nhà môi giới kinh doanh có hiệu quả nhất về cơ sở dữ liệu và những cái được gọi là sàng lọc (chứng khoán). Sàng lọc là một danh mục những công ty có chung các đặc điểm cơ bản do máy tính lập ra, ví dụ những công ty có cổ tức tăng trong vòng 20 năm liên tiếp. Đây là một thông tin rất bổ ích cho các nhà đầu tư muốn trở thành chuyên gia về loại hình công ty này.

Tại hãng môi giới Smith Barney, Albert Bernazati có lưu ý rằng công ty của ông có thể đưa ra từ 8 đến 10 trang thông tin về tài chính của hầu hết 2.800 công ty mà Smith Barney nghiên cứu. Merrill Lynch có thể thực hiện sàng lọc trên 10 biến số khác nhau, Khảo sát Đầu tư của Value Line có một “sàng lọc giá trị”, và Charles Schwab có một dịch vụ số liệu hấp dẫn gọi là “Bộ điều chỉnh”. Tuy nhiên, chưa dịch vụ nào trong số này đạt được mức cầu lớn. Tom Reilly của Merrill Lynch ước tính chưa đến 5% số khách hàng của ông tận dụng lợi thế của sàng lọc cổ phiếu. Còn Jonathan Smith của ngân hàng Lehman Brothers thì cho rằng những nhà đầu tư cá nhân trung bình không tận dụng được lợi thế của 90% những đề xuất mà Lehman có thể đưa ra.

Trong các thập kỷ trước đây, khi có nhiều người tự thực hiện việc mua cổ phiếu hơn thì nhà môi giới cổ phiếu thực chất là một cơ sở dữ liệu hữu ích. Rất nhiều nhà môi giới kiểu cũ là những người nghiên cứu một ngành cụ thể, hoặc một nhóm công ty nhất định, và có thể hướng dẫn khách hàng về những vấn đề cụ thể. Tất nhiên, người ta có thể rất hăng hái tuyên dương nhà môi giới kiểu cũ giống như các “bác sỹ khám bệnh tại nhà” trên Phố Wall. Quan điểm lạc quan này đối lập với các đợt khảo sát dư luận về mức độ được công chúng yêu thích, trong đó nhà môi giới cổ phiếu thường được xếp hạng thấp hơn một chút so với các chính trị gia và nhân viên bán xe hơi đã qua sử dụng. Ngoài ra, nhà môi giới trước đây thực hiện nghiên cứu độc lập hơn so với các nhà môi giới ngày nay − những người thường chỉ dựa vào nguồn thông tin lấy từ hãng của họ.

Các nhà môi giới thời nay có nhiều thứ để bán ngoài cổ phiếu, bao gồm các khoản niên kim, công ty hợp danh, những thủ thuật tránh đánh thuế hợp pháp, hợp đồng bảo hiểm, thương phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cổ phiếu. Ít nhất họ phải hiểu biết về tất cả những “sản phẩm” này đủ để thực hiện việc mua bán. Họ không có thời gian cũng như không có ý định để theo dõi các dịch vụ hay những doanh nghiệp bán lẻ hoặc lĩnh vực ô tô, và vì rất ít khách hàng đầu tư vào những loại cổ phiếu riêng lẻ, dẫn đến nhu cầu tư vấn mua cổ phiếu cũng không lớn. Dù sao đi nữa thì nhà môi giới vẫn có được khoản tiền hoa hồng lớn nhất ở các lĩnh vực khác, như quỹ tương hỗ, bao tiêu phát hành chứng khoán, và giao dịch quyền chọn.

Vì có ít nhà môi giới cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân cho một số ít người kinh doanh cổ phiếu, và với xu hướng khuyến khích sự đầu cơ thất thường bằng số vốn “nghiệp dư” và sự tôn sùng quá mức đối với những kỹ năng chuyên môn, không có gì đáng ngạc nhiên khi có quá nhiều người kết luận rằng chọn cổ phiếu của chính mình là điều vô vọng. Tuy nhiên, xin đừng nói điều này với học sinh trường St. Agnes.

Danh mục đầu tư của trường ST.AGNES

Mười bốn loại cổ phiếu trình bày trong Bảng 1-1 dưới đây là những cổ phiếu được lựa chọn nhiều nhất của một nhóm “nhà quản lý quỹ đầu tư” lớp bảy tại Trường St. Agnes ở Arlington, ngoại ô thành phố Boston, bang Massachusetts, vào năm 1990. Giáo viên và cũng là “Giám đốc điều hành” của nhóm này, bà Joan Morrisey, rất thích thú với việc kiểm chứng lý thuyết cho rằng bạn không cần phải có hệ thống máy tính Quotron hay bằng MBA của một trường kinh doanh danh tiếng, mới đầu tư cổ phiếu được.

Bạn sẽ không thấy những kết quả này được liệt kê trong một báo cáo của Lipper hay của Forbes, nhưng đầu tư vào danh mục mẫu của trường St. Agnes đã giúp thu lãi tới 70% trong khoảng thời gian hai năm, một kết quả vượt xa so với đầu tư vào cổ phiếu S&P 500 với kết quả chỉ đạt 26% trong cùng một khoảng thời gian. Đây thật sự là một mức chênh lệch khá lớn. Đồng thời, nhóm học sinh trường St. Agnes còn đạt kết quả vượt trội với 99% của tất cả các quỹ tương hỗ chứng khoán, trong khi những người quản lý của các quỹ này được trả một số tiền khá lớn để đưa ra những lựa chọn chuyên môn.

Tôi đọc được kết quả khả quan này qua một cuốn sổ lưu niệm được gửi đến văn phòng của tôi, trong đó nhóm học sinh lớp bảy không chỉ liệt kê những cổ phiếu lựa chọn hàng đầu của mình, mà còn vẽ tranh về mỗi loại cổ phiếu. Điều này dẫn đến Quy tắc 3 của Peter:

Đừng bao giờ đầu tư vào bất kì ý tưởng nào mà bạn không hiểu rõ

Quy tắc này cần được áp dụng đối với rất nhiều nhà quản lý tiền, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, những người có thói quen bỏ qua những doanh nghiệp kinh doanh sinh lời hợp lý, trong khi lại lao vào những vụ làm ăn mạo hiểm vô lý có thể dẫn đến thua lỗ. Một điều chắc chắn là quy tắc này sẽ giúp các nhà đầu tư tránh xa khỏi Dense-Pac Microsystems, một hãng sản xuất “mô-đun bộ nhớ,” có cổ phiếu bị tụt dốc đáng kinh ngạc từ 16 đô-la xuống còn 25 xu. Vậy ai có thể vẽ bức tranh về Dense-Pac Microsystems?

Để chúc mừng “quỹ” St. Agnes và cũng để học hỏi bí quyết thành công của “quỹ”, tôi đã mời lớp đến ăn trưa tại phòng ăn của ban quản trị Quỹ Fidelity. Trong bữa ăn, cô Morrisey, người đã dạy học tại trường St. Agnes suốt 25 năm, giải thích về việc hàng năm, lớp học của cô được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh, từng nhóm được cấp một số vốn đầu tư ảo là 250.000 đô-la, sau đó cạnh tranh xem nhóm nào tận dụng được tốt nhất số vốn đó.

Mỗi nhóm có một biệt hiệu riêng, ví dụ như Rags to Riches (Từ nghèo trở nên giàu có), The Wizards of Wall Street (Những thầy phù thủy Phố Wall), Wall Street Women (Phụ nữ ở Phố Wall), The Money Machine(Cỗ máy tiền), Stocks R Us (Cổ phiếu là chúng tôi), và thậm chí có cả tên Lynch Mob (Những thường dân của Lynch), đồng thời lựa chọn một loại cổ phiếu theo sở thích có tên trong cuốn sổ lưu niệm. Đó là cách tạo lập danh mục đầu tư mẫu của các em học sinh.

Các học sinh học cách đọc tờ báo tài chính Investor’s Business Daily (Nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư). Các em có cả một danh sách những công ty có sức hấp dẫn tiềm ẩn và sau đó nghiên cứu từng công ty một, xem xét, kiểm tra thu nhập và những điểm mạnh của mỗi công ty. Sau đó, các em nghiên cứu và thẩm định số liệu rồi quyết định xem lựa chọn cổ phiếu nào. Quy trình này cũng tương tự như quy trình mà nhiều nhà quản lý quỹ ở Phố Wall thực hiện.

“Tôi cố gắng nhấn mạnh ý tưởng rằng mỗi danh mục đầu tư nên có ít nhất 10 công ty, trong đó phải có một hoặc hai công ty đưa ra mức cổ tức tương đối hấp dẫn,” cô Morrisey giải thích. “Nhưng trước khi các học sinh của tôi có thể chọn được cổ phiếu bất kỳ trong danh mục này, các em phải giải thích được chính xác là công ty đó hoạt động trong lĩnh vực nào. Nếu các em không thể nói với cả lớp về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó thì các em sẽ không được phép mua. Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn biết rõ là một trong những đề tài của chúng tôi.” Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn biết rõ là một chiến lược rất phức tạp mà nhiều nhà chuyên môn không chú ý áp dụng vào thực tế.

Một trong những công ty mà học sinh trường St. Agnes biết rõ là Pentech International, một công ty sản xuất bút màu và bút đánh dấu. Cô giáo Morrisey giới thiệu với lớp một sản phẩm được ưa chuộng của Pentech − chiếc bút có một đầu là bút đánh dấu và một đầu là bút nhớ dòng. Loại bút này được sử dụng rất rộng rãi, thậm chí một số em còn dùng nó để đánh dấu những lựa chọn cổ phiếu của mình. Trước đó không lâu các em đã nghiên cứu về bản thân công ty Pentech.

Tại thời điểm đó, cổ phiếu của Pentech đang bán ở mức 5 đô-la, và nhóm học sinh phát hiện ra công ty này không hề có khoản nợ dài hạn nào. Các em cũng bị hấp dẫn bởi sự thật là Pentech đã chế tạo một loại sản phẩm chất lượng, rất phổ biến, gần như tất cả các lớp học ở Mỹ đều sử dụng loại bút này. Các em còn nhận thấy có một khía cạnh tích cực nữa, đó là Pentech không nổi tiếng bằng Gillette, hãng sản xuất các loại bút thương hiệu Paper Mate và sản phẩm dao cạo râu nhãn hiệu Good News mà các em nhìn thấy trong phòng tắm của cha mình.

Các “nhà quản lý quỹ” của St. Agnes đã gửi cho tôi một chiếc bút Pentech và đề nghị tôi xem xét công ty xuất sắc này, nhưng đáng tiếc là tôi đã từ chối. Sau khi tôi nhận được lời đề xuất đó và thờ ơ với nó, cổ phiếu của Pentech gần như tăng lên gấp đôi, từ 51/8 lên 91/2.

Cách nhìn non trẻ đối với việc chơi cổ phiếu này đã khiến các “nhà quản lý quỹ” St. Agnes năm 1990 tiếp cận với Hãng Walt Disney, hai hãng sản xuất giầy đế mềm (Nike và L.A. Gear), công ty Gap (hầu hết các thành viên trong nhóm đều mua quần áo của hãng này), PepsiCo (là hãng có bốn sản phẩm với các thương hiệu khác nhau là Pepsi-Cola, bánh Pitsa Hut, Gà quay Kentucky và bim bim Frito-Lay), và Topps (một doanh nghiệp sản xuất thẻ bóng chày)…

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SATOZ

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlphabooks
Loại bìaBìa mềm
SKU5618145130923
Liên kết: Bột kẻ chân mày Brow Master Eyebrow Kit #02 Gray Brown (Xám) The Face Shop