Combo 2 Phần Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần 3 + Phần 4)

Combo 2 Phần Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần 3 + Phần 4)1.Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần III): Biên Giới Tiền Tệ - Nhân Tố Bí Ẩn Trong Các Cuộc Chiến Kinh TếSau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phá...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 2 Phần Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần 3 + Phần 4)

Combo 2 Phần Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần 3 + Phần 4)

1.Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần III): Biên Giới Tiền Tệ - Nhân Tố Bí Ẩn Trong Các Cuộc Chiến Kinh Tế

Sau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phát triển tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu, tác giả đặt mục tiêu cho phần 3 vào Trung Quốc, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến, tìm hiểu và giải mã sự phát triển tài chính của đất nước này.
Lịch sử gần 100 năm của Trung Quốc, từ góc độ tài chính cho thấy, bất cứ ai có thể kiểm soát biên giới tài chính đều có lợi thế chiến lược rất lớn, có thể thao túng và chi phối rất nhiều mặt trong xã hội. Nên sự sụp đổ của biên giới tài chính cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ, nhà nước bất kì.

Nắm được biên giới tài chính, sức mạnh tấn công của Anh với Trung Quốc trở nên mạnh hơn nhiều. Họ đánh bại tiêu chuẩn tiền tệ của Trung Quốc, nắm giữ đỉnh cao của chiến lược tài chính ngân hàng trung ương, thâm nhập và làm xói mòn hệ thống tài chính, kiểm soát thị trường và tước đi quyền lực của nhà Thanh trong rất nhiều mặt.

Nên mỗi nỗ lực kiểm soát, hiểu biết với biên giới tài chính mất đi, thì bất kỳ ý định nào về cải cách chính trị, tự cường quân sự và trẻ hóa công nghiệp chỉ có thể là một giấc mơ chưa thực hiện được của bất kì một đất nước nào. Nó cũng giống như mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, đều cần có một ranh giới và sự kiểm soát nhất định, để có thể thiết đặt nguyên tắc, giá trị của chính mình mà không bị  hay điều phối bởi người khác.
Chiến tranh tiền tệ - phần III sẽ mang đến một cái nhìn toàn cảnh về những biến động trong lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc từ thời nhà Thanh, cùng tác động của nó lên mọi mặt chính trị, xã hội của người dân nước này và trên thế giới. Giúp bạn hình dung con đường phát triển của đất nước này đã trải qua những biến động ra sao để đến được vị trí ngày nay.

2.Chiến Tranh Tiền Tệ (Phần IV): Siêu Cường Tham Vọng Về Đồng Tiền Chung Châu Á

Một số chuyên gia nhận định rằng, vấn đề của châu Á quá phức tạp, còn lịch sử thì quá rắc rối. Vấn đề nằm ở chỗ, nếu một châu Á đoàn kết có thể bảo vệ được các lợi ích căn bản của Trung Quốc thì dù con đường này có khó khăn đến đâu, nó cũng đáng để Trung Quốc nỗ lực. Ðừng hỏi việc khiến châu Á đoàn kết lại có khả thi hay không, mà hãy hỏi Trung Quốc đã có những nỗ lực mang tính sáng tạo đến mức nào để đạt được kết quả này!

Công cuộc toàn cầu hóa của Trung Quốc không phải là Âu-Mỹ hóa, mà trước hết phải là Á Ðông hóa. Chỉ khi xác lập được vị thế ở châu Á, Trung Quốc mới có thể vươn ra thế giới; chỉ bằng cách khiến cả châu Á đoàn kết lại thành một khối thống nhất thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể chuyển đổi thành công; chỉ có một đồng tiền châu Á thống nhất thì mới có thể cạnh tranh với đồng đô-la và đồng euro trên trường quốc tế, để rồi cuối cùng hình thành nên thế chân vạc của thời đại “chiến quốc tiền tệ”.

Cuốn sách  CHIẾN TRANH TIỀN TỆ 4 tiếp nối dòng câu chuyện về trận chiến tranh giành bá quyền tài chính thế giới, bắt đầu bằng nỗ lực lật đổ bá quyền đồng bảng Anh của đồng đô la Mỹ và cuộc phản công của đồng bảng Anh. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa đồng đô la và đồng bảng Anh đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tài chính thế giới trong những năm 1930, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Thế lực “Hợp chúng quốc châu Âu” cũng dần được thống nhất và trỗi dậy như một siêu cường tài chính.

Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã tạo cơ hội lịch sử cho đồng đô la để tiêu diệt đồng bảng Anh. Hiến chương Đại Tây Dương và Đạo luật cho thuê là những con dao sắc bén trong tay Roosevelt nhằm thực hiện mục đích này. Cuối cùng, bằng cách“giữ vàng lệnh chư hầu”, Hoa Kỳ đã thành lập một "Vương triều Bretton Woods” với chế độ đô la làm nhiếp chính.

Cùng lúc đó, cơ sở của mối quan tâm trong cuộc hôn nhân kinh tế "Trung - Mỹ" đang dần rạn nứt và tan rã. Mối quan hệ giữa thế lực siêu cường của Mỹ và kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc vốn chỉ tồn tại  dựa trên mô hình Trung Quốc sản xuất, Mỹ hưởng thụ; Trung Quốc tiết kiệm, Mỹ tiêu dùng. Sự chuyển đổi kinh tế trong tương lai của Trung Quốc sẽ tất yếu đòi hỏi phải có sự chuyển dịch các nguồn lực chính của nền kinh tế quốc gia từ nghiêng về thị trường nước ngoài sang nghiêng về thị trường trong nước, do đó làm giảm xuất khẩu tiết kiệm sang Hoa Kỳ.

Trung Quốc có thể hóa giải thế bao vây của Mỹ hay không, tất cả đều phụ thuộc vào việc liệu nước này có thể kêu gọi các nước châu Á đoàn kết lại thành một cộng đồng mạnh có chung lợi ích. Chỉ khi xác lập được vị thế ở châu Á, Trung Quốc mới có thể vươn ra thế giới; chỉ bằng cách khiến cả châu Á đoàn kết lại thành một khối thống nhất thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể chuyển đổi thành công; chỉ có một đồng tiền châu Á thống nhất thì mới có thể cạnh tranh với đồng đô-la và đồng euro trên trường quốc tế, để rồi cuối cùng hình thành nên thế chân vạc của thời đại “chiến quốc tiền tệ”.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CYM

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhBách Việt
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Lao Động
SKU9031976890397
Liên kết: Giấy lụa thấm dầu Daily Beauty Tools Oil Blotting Linens The Face Shop (70 miếng)