Combo Bộ Sách Fukuyama - Lịch Sử Chính Trị + Lịch Sử Tư Tưởng Trung Quốc

Bộ sách về lý thuyết chính trị được đáng giá cao của nhà kinh tế chính trị người Mỹ Francis Fukuyama gồm có 2 tập:Tập 1 - Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến cách mạng PhápTập 2 - Trật ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo Bộ Sách Fukuyama - Lịch Sử Chính Trị + Lịch Sử Tư Tưởng Trung Quốc

Bộ sách về lý thuyết chính trị được đáng giá cao của nhà kinh tế chính trị người Mỹ Francis Fukuyama gồm có 2 tập:

Tập 1 - Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến cách mạng Pháp

Tập 2 - Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa

Bộ sách này ra đời nhằm xem xét nguồn gốc lịch sử của các thể chế chính trị cũng như quá trình suy thoái chính trị. Tập 1 bàn về quá khứ bắt đầu với các nền chính trị của những bậc tổ tiên từ thời Tiền sử, câu chuyện trải dài từ các xã hội bộ lạc đến nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Hoa, từ sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ và Trung Đông đến quá trình phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị tại châu Âu, và kết thúc ở mốc Cách mạng Pháp nổ ra. Tập 2 sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt chú ý đến tác động của các thể chế phương Tây đối với các thể chế ở các xã hội ngoài phương Tây khi các xã hội này tìm cách hiện đại hóa. Và sau đó là mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.

Về tập 1

Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp ra đời năm 2011 dưới ngòi bút của nhà kinh tế–chính trị Francis Fukuyama, nói về tính ổn định của nhà nước. Tác giả vận dụng lịch sử chính trị so sánh để triển khai một lý thuyết về tính ổn định của một hệ thống chính trị. Theo Fukuyama, một nhà nước ổn định cần mang tính hiện đại và mạnh mẽ, cần tuân thủ pháp luật áp dụng hiện hành và có trách nhiệm giải trình.

Cuốn sách còn nhằm mục đích lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Timor-Leste, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng. Từ hệ quả của cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 của Mỹ, chính quyền nước này dường như thật sự bất ngờ trước sự sụp đổ của nhà nước Iraq sau những cuộc cướp bóc và xung đột dân sự.

Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định. Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.

Bởi mục tiêu của cuốn sách là tìm hiểu cách thức các thiết chế và nhà nước phát triển ở các quốc gia khác nhau nên nó còn đóng vai trò là một nghiên cứu lịch sử so sánh. Có thể nói, Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp là sự mở rộng, nối tiếp tác phẩm Political in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, sánh ngang về quy mô với Súng, Vi trùng và Thép của Jared Diamond. Fukuyama lập luận dựa vào lịch sử các nước như Trung Hoa, Ấn Độ và khu vực Trung Đông trước khi tập trung vào những đường hướng đa dạng mà các nước châu Âu đã đi.

Chứa đựng khối lượng kiến thức khổng lồ và đa ngành, đa diện – lịch sử, sinh học tiến hóa, khảo cổ học và kinh tế học, công trình vừa lỗi lạc vừa gây phấn khích này của Fukuyama giới thiệu tới độc giả những cái nhìn mới mẻ về nguồn tốc của các xã hội dân chủ và đặt ra những vấn đề thiết yếu về bản chất của chính trị và sự bất mãn chính trị.

Các cột mốc mà tác phẩm đạt được:

New York Times Notable Book năm 2011

Globe and Mail Best Books of the Year 2011

Kirkus Reviews Best Nonfiction năm 2011

 

2. Lịch sử tư tưởng trung quốc

Nội dung cuốn Lịch sử tư tưởng Trung Quốc được chia thành 6 phần, 22 chương; trình bày và thảo luận về lịch sử tư tưởng Trung Quốc từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX. Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách đã được Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương Pháp trao giải thưởng Stanilas Julien (1997) và Viện Hàn lâm Khoa học Đạo đức và Chính trị Pháp trao giải thưởng Dagnan-Bouveret (1998). Cuốn sách được đón nhận một cách nồng nhiệt không chỉ trong cộng đồng Pháp ngữ (tái bản vào các năm 2002, 2014) mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng (11 thứ tiếng).

Theo tác giả thì cảm hứng để bà viết cuốn sách này “bắt nguồn từ tinh thần cả phê phán lẫn thấu cảm (theo nguyên nghĩa), đứng từ góc độ của cả người trong cuộc và ngoài cuộc. Công trình này cơ bản chỉ mang tính gợi dẫn, không có chủ ý mang đến một lượng tri thức như là các chân lý định sẵn mà hy vọng khơi dậy tâm lý tò mò và hứng thú cho người đọc: đó là những ‘chìa khóa’, những cuốn sách có giá trị và hữu ích đối với độc giả nhằm giúp cho họ tôi rèn được ‘chìa khóa’ của riêng mình.
Tác giả không hề có chút cao vọng là sẽ hoàn thành một công trình mang tính quyết định mà chỉ có một mong muốn là cùng độc giả chia sẻ niềm vui được viếng thăm những nhà tư tưởng lỗi lạc, chia sẻ một góc nhìn được tạo dựng từ cá nhân tác giả, một người sở hữu hai nền văn hóa [phương tây và Trung Quốc].”

Vì vậy, nhìn vào cấu trúc của bộ sách, người ta sẽ thấy rằng đây là một bộ sách về tư tưởng Trung Quốc được trình bày theo tuyến lịch sử hơn là một bộ sách lịch sử viết về lĩnh vực tư tưởng, tức là bộ sách có dáng dấp một tác phẩm triết học hơn là một tác phẩm sử học, mặc dù cả hai bình diện đều có dấu ấn đậm nét.

Với việc bổ sung một bản dịch sách Lịch sử tư tưởng Trung Quốc của Anne Cheng, độc giả tiếng Việt có cơ hội thưởng thức một ấn phẩm có nhiều ưu điểm so với các bộ sách thông sử tư tưởng Trung Quốc bằng Việt ngữ đã xuất bản trước đây. Những ưu điểm chủ yếu có thể kể ra là: (1) góc nhìn phương Tây của một học giả người Pháp gốc Hoa đủ độ uyên thâm về truyền thống Hán học, từ đó thâu thái được những điểm tinh hoa của hai nền học vấn Đông - Tây; (2) bút pháp thiên về biện giải, phân tích, xâu chuỗi, trừu tượng hóa, chứ không phải là khảo cứu tư liệu ngữ văn, mô tả tác phẩm và hành trạng nhân vật; (3) tri thức và ảnh hưởng của Phật giáo được coi trọng như là một tác nhân thúc đẩy sự phát triển của dòng lịch sử tư tưởng; (4) các giai đoạn lịch sử tư tưởng được trình bày một cách cân đối, toàn diện, có hệ thống lớp lang, có tính xâu chuỗi và gắn kết để tạo thành dòng mạch tư tưởng một cách thông suốt.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá ISME

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOmega Plus
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thế Giới
SKU5497732908422
Liên kết: Bút dạ kẻ viền mí Ink Graffi Brush Pen Liner fmgt The Face Shop