Giới thiệu Combo sách Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín; Kinh Vua Của Định - Bài Ca Đại Ấn
Combo sách Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín; Kinh Vua Của Định - Bài Ca Đại Ấn
- Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng & Khenchen Thrangu Rinpoche
- Số trang: 527 trang
- NXB: Tôn Giáo
- Năm xuất bản: T11.2021
- Công ty phát hành: Sách Thiện Tri Thức
********
Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín
Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì tổng hợp hai nhánh của Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo và Duy thức. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Thức này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là:
1/ Bốn Đế và Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã
2/ Tánh Không
3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân Như
Ấn phẩm Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín này được xem là rất cần thiết đối với những người muốn tìm hiểu và thực hành đầy đủ về con đường Đại thừa:
* Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”
* Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc thể nhập Pháp thân
* Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức
* Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng
* Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát
* Những ma chướng
Luận có tên là Đại Thừa Khởi Tín, vì luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân. Luận Đại Thừa Khởi Tín đề cập đến tất cả những pháp môn làm nên con đường Đại thừa, con đường Bồ tát. Thế nên những lời bình giảng ở đây hẳn là chưa đủ. Trong phần bình giảng, chúng tôi chú trọng vào sự thực hành, cho nên đã lặp lại nhiều lần những chữ trong luận: niệm, lìa niệm, phân biệt, vô tướng, vô niệm, vô trụ, huân tập, tùy thuận, tương ưng... Mỗi người tu tập có thể tìm thấy những đoạn, những câu trong luận để tự mình khai phá qua thực hành để càng ngày càng mở rộng con đường thẳng đến thực tại Chân Như.
Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.
* Tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà tu, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như giacngo.vn, thuvienhoasen, phattuvietnam.net, vanhoaphatgiaoblog.com, sangdaotrongdoi.vn… mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài.
********
Kinh Vua Của Định - Bài Ca Đại Ấn
Bản Kinh Vua của Định được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn, bởi vậy cuốn sách này dành cho:
Những ai đang tìm hiểu và thực hành theo Kim cương thừa nói chung và dòng Karma Kagyu nói riêng
Những ai đang thực hành và nghiên cứu Phật giáo nói riêng và tâm linh nói chung, trên tinh thần Bất bộ phái
Những ai còn đang loay hoay trên con đường tu học và thực hành Phật giáo
Những ai muốn tìm hiểu về bản chất thực sự của Định
Những ai hiểu rằng tâm linh là con đường tiến hóa tất yếu của con người và khát khao đi trên con đường này
Kinh Vua của Định, tiếng Sanskrit là SamadhiRaja Sutra. Có nhiều lý do để Khenchen Thrangu Rinpoche chọn Kinh này để bình giảng. Bản Kinh này là cơ sở của sự tiếp cận căn bản để tu hành samadhi được dùng ở những tổ chức tâm linh chính thuộc dòng Karma Kagyu. Thiền định chính của dòng này là về bản tánh của Đại Ấn, Mahamudra. Khi đại sư Gampopa, cũng được biết đến là Dakpo Rinpoche, giải thích hệ thống Đại Ấn, ngài đã dùng chính Kinh này. Bởi thế bản Kinh này phải được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn. Họ cần học, tư duy và hiểu nghĩa của Kinh Vua của Định. Kinh Vua của Định được Đức Phật ban theo lời thỉnh cầu của một Bồ tát tên là Ánh trăng Trẻ trung, trong tiếng Tây Tạng là Dawö Shönnu Gyurpa. Vị Bồ tát này được xem là một trong những Hóa thân trong chuỗi những đời trước của Gampopa. Kinh này được Đức Phật thuyết ở Đỉnh Núi Linh Thứu gần Thành Vương Xá (Rajgir).
* Tác giả Khenchen Thrangu Rinpoche sinh năm 1933 tại Kham, Tây Tạng. Ngài là giám hộ riêng của Đức Karmapa thứ XVII – Ogyen Trinley Dorje theo chỉ định của Thánh Đức Dalai Lama. Từ 1976, Ngài bắt đầu hoằng pháp tại phương Tây, và đã thành lập nhiều tu viện, ni viện, trường học cho trẻ em Tây Tạng và nhiều phòng khám bệnh. Ngài đã xuất bản 45 cuốn sách về Phật pháp bằng tiếng Anh.
Giá CVXFXS