Đỗ Quang Tiến tuyển tập tác phẩm

ĐỖ QUANG TIẾN - TÁC PHẨM CHỌN LỌCNhà văn Đỗ Quang Tiến quê ở Hà Nội, là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết chủ yếu về đề tài nông thôn và miền núi với một giọng văn đằm thắm, tinh tế và...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Đỗ Quang Tiến tuyển tập tác phẩm

ĐỖ QUANG TIẾN - TÁC PHẨM CHỌN LỌC

Nhà văn Đỗ Quang Tiến quê ở Hà Nội, là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết chủ yếu về đề tài nông thôn và miền núi với một giọng văn đằm thắm, tinh tế và sâu sắc, không giật gân, không cuồn cuộn như một dòng sông, một dòng có quanh có khúc, nhưng êm đềm và trôi xa vào lòng người.
Có thể nói, truyện ngắn, tiểu thuyết của ông thể hiện chân thực và sâu sắc cuộc sống của những người nông dân các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ trước cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, và sau ngày giải phóng. Là người Hà Nội gốc, nhưng ông không ngại cuộc sống lăn lộn, gần gũi với người dân trong những năm gian khổ và cầm bút viết.
Đặc điểm ngòi bút Đỗ Quang Tiến là ở chỗ không cường điệu, lên gân cũng chẳng cần đến một sự cao giọng ngợi ca hoặc những tu từ, những lời lẽ văn chương trang trọng để “đánh bóng” sự việc, mà là một sự miêu tả điềm đạm, cặn kẽ, giản dị đến không ngờ.

Được sự giúp đỡ của Hội Nhà văn Việt Nam, gia đình cố nhà văn Đỗ Quang Tiến (1919 - 1991) đã hoàn thành một tuyển tập các tác phẩm của ông (Đỗ Quang Tiến - Tuyển tập - NXB Hội Nhà văn 2019).

Nhà văn Đỗ Quang Tiến (tên khai sinh và bút danh) sinh ngày 17/4/1919 tại Hà Nội, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông lớn lên ở Hà Nội, tham gia kháng chiến từ ngày đầu, làm nhiều công tác ở Hội Nhà văn. Ông viết nhiều về đề tài nông thôn và miền núi hơn là thành phố quê hương.

Đỗ Quang Tiến là một trong không nhiều nhà văn Việt Nam gắn với ký ức tuổi thơ của tôi. Gia đình tôi sống ở Hà Nội, ông thân sinh từ thuở trẻ trai đến khi về hưu làm ở khoa Hóa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lứa chúng tôi được hưởng trọn vẹn 10 năm miền Bắc sống trong hòa bình (1954 - 1964). Không hiểu từ bao giờ, gia đình chúng tôi có truyền thống đọc sách. Buổi tối, sau bữa cơm, bố tôi, các anh chị và tôi, người thì học, người thì đọc quanh một cái bàn dài, dưới một ngọn đèn 40w.

Khoảng đầu những năm 1960, Việt Nam nở rộ tiểu thuyết. Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Phá vây của Phù Thăng, Trên mảnh đất này của Hoàng Văn Bổn, Vào đời của Hà Minh Tuân, và Làng tề của Đỗ Quang Tiến… Cứ có cuốn sách nào mới, là bố tôi mượn về (thậm chí có những cuốn chưa kịp vào sổ). Tôi vừa đọc sách của Thư viện Đại học Tổng hợp, vừa đọc sách thiếu nhi (phần thưởng cho các điểm khá giỏi ở trường). Cho nên tôi đọc Làng tề, rồi đọc luôn cả Đàn trâu cũng của Đỗ Quang Tiến (in năm 1962, NXB Kim Đồng).

Sau này lớn lên, vào khoa Văn Đại học Tổng hợp, có đọc lại Làng tề và đến năm 1974, mua được cuốn Quê cũ quê mới của ông. Làng tề tôi nhớ rất sâu. Nhưng Đàn trâu thì thú thật là quên mất tên tác giả. Nhưng tôi vẫn nhớ đoạn văn đầy ấn tượng mở đầu truyện: “… Bỗng có tiếng vó ngựa văng vẳng phía núi Ta-luông. Khộp lộp… khộp lộp… khộp lộp…! Hình như con ngựa đang phi nước đại. Tiếng vó ngựa bổ xuống con đường mòn nghe dồn dập, xối xả.

… Voòng Xám - người cưỡi ngựa trạc ngoài năm mươi… chân kẹp bụng ngựa, khẩu pạc - hoọc đập lách cách vào đùi. Hông bên kia, thanh mã tấu to bản, lưỡi mỏng và sắc ngọt lấp loáng dưới ánh trăng”.

Đến khi cầm trong tay Tuyển tập Đỗ Quang Tuyến mới “ngã ngửa” ra rằng Đàn trâu cũng do ông viết. Cũng với lối quan sát tinh tế, những trang viết về một làng tề đồng bằng Bắc bộ, về rừng rậm Cao Bằng - Lạng Sơn… sao mà sống động. Tôi nhớ văn Đỗ Quang Tiến chính là ở chỗ qua những trang văn của ông, rất có không khí lịch sử, tái hiện lại được lịch sử như nó vốn có.

Sau này, đọc Quê cũ quê mới cũng vậy. Tôi đọc vào năm 1974, mãi tới năm 1984, trong một chuyến công tác rong ruổi trên hồ Thác Bà, mang chuyện làm nhà máy thủy điện Thác Bà mà Đỗ Quang Tiến kể ra hỏi, mới được biết người tiếp chúng tôi hôm ấy, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn Đỗ Khắc Cương, chính là người làm công tác di dân lòng hồ thủy điện Thác Bà mà Đỗ Quang Tiến tả trong truyện.

Chủ tịch Đỗ Khắc Cương công nhận Quê cũ quê mới tả rất đúng, rất thật cuộc sống lúc đó. Cuốn sách do Ty văn hóa Yên Bái chịu trách nhiệm xuất bản. Những người con của cố nhà văn Đỗ Quang Tiến đã dày công gìn giữ và in vào tuyển tập Đỗ Quang Tiến bìa của hàng loạt cuốn sách, mà khi nhìn xem, tôi giật mình thấy những trang bìa và tên sách rất quen: Vùng cao (hai lần NXB Phụ nữ in); Vòm trời (NXB Việt Bắc); Lưỡi dao tiện (NXB Phổ thông); Đàn trâuTrong rừng (NXB Kim Đồng)… Mới thấy là thời ấy, nhà xuất bản nào cũng được nhà văn coi trọng. Và ngược lại, nhà xuất bản nào cũng trân trọng các tác phẩm của Đỗ Quang Tiến.

Quay trở lại với Làng tề. Bìa sách màu xám, chữ “Làng tề” màu trắng, bên dưới là mấy sợi dây thép gai. Tôi cũng không nhớ ai vẽ bìa cho cuốn sách. Nhưng có thế hệ học sinh Việt Nam nào không nhớ câu thơ “Dây thép gai đâm nát trời chiều”?

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá MVU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAn Nam Books
Ngày xuất bản2022-06-01 15:40:20
Loại bìaBìa mềm
Số trang995
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU4222132071376
Liên kết: Chì kẻ viền mí siêu lâu trôi Ink Proof Automatic Eye Liner fmgt The Face Shop