Còn mãi hương xa là tập 2 của Giấc mơ Việt Nam tôi. Nếu như bạn đọc đã thấy được ở tập 1: Đi xa về gần cả một hành trình dài từ những ngày nung nấu giấc mơ ấy đến những bước đi nhỏ trên con đường đầy ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Giấc Mơ Việt Nam Tôi - Tập 2: Còn Mãi Hương Xa

Còn mãi hương xa là tập 2 của Giấc mơ Việt Nam tôi. Nếu như bạn đọc đã thấy được ở tập 1: Đi xa về gần cả một hành trình dài từ những ngày nung nấu giấc mơ ấy đến những bước đi nhỏ trên con đường đầy gập ghềnh, khó khăn cho đến những thành quả được cả hai chính phủ Bỉ và Việt Nam công nhận; thấy được một con người luôn đau đáu với Giấc mơ Việt Nam, đau đáu góp mình cho sự nghiệp giáo dục, khoa học Việt Nam; thì ở tập 2 này, vẫn giấc mơ ấy, vẫn những trăn trở ấy, nhưng khi rõ ràng trên câu chữ, thông qua những cảm nghiệm trên con đường làm khoa học, làm giáo dục vì Việt Nam của ông; khi lại ẩn hiện qua những tản mạn về văn hóa - xã hội - đời sống những nơi đã qua, những con người đã gặp, đã gắn bó, thuộc nhiều nước trên thế giới; về nhiều con người tài hoa, có đức có tài đóng góp cho đất nước Việt Nam. Qua đó, chắc hẳn bạn đọc đã thấy trọn vẹn hơn cả giấc mơ mang tên Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Hưng.

Như chính Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ:

“Tôi đã viết như người muốn tỏ bày những câu chuyện trong khoảng thời gian tôi về Việt Nam thực hiện ước muốn khắc khoải, khôn nguôi trong lòng: Làm một cái gì đó cho quê hương Việt Nam.

Nguyện vọng thì chẳng có gì cao xa, nhưng thực hiện thật không đơn giản. Gặp bạn bè tâm huyết ôn lại những khúc mắc, những bước đi gian nan… ai cũng khuyến khích tôi nên viết lại.

Và tôi viết…

… Hai cuốn sách này như một sự tổng hợp và khép lại sự nghiệp giáo dục đào tạo hơn 40 năm của tôi tại Bỉ và Việt Nam.”

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA

Xin chúc mừng anh Nguyễn Đăng Hưng. Sự thành công của anh cũng làm vẻ vang nòi giống Rồng Tiên ở nước ngoài.

-Lê Xuân Khoa, nguyên GS ĐH Văn Khoa Sài Gòn, GS thỉnh giảng Cao học về nghiên cứu Quốc tế (SAIS), ÐH Johns Hopkins, Washington, D.C, Hoa Kỳ

Cuốn bút ký này của GS Nguyễn Đăng Hưng rất phong phú và chân thực. Độc giả sẽ thấy một cuộc đời từ anh sinh viên đến một giáo sư tên tuổi luôn luôn dấn thân cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Ngoài ra độc giả trong nước cũng được thấy hình ảnh của các nơi trên thế giới mà GS Hưng đã đến hoạt động. Đối với độc giả đang ở nước ngoài, đặc biệt là các du học sinh cùng lứa tuổi với GS Hưng, đây cũng là dịp để nhớ lại một thời kỳ buồn vui lẫn lộn trong quá trình đấu tranh cho đất nước.

-Ngô Vĩnh Long, Giáo Sư sử học, Đại học Maine, Hoa Kỳ

Thành tích đào tạo cán bộ khoa học bậc cao về ngành cơ học công trình của ông cho đất nước ít ai sánh kịp. Thế nhưng, đó chỉ mới là một phần nhỏ trong Giấc mơ của ông, phần lớn giấc mơ về chấn hưng nền giáo dục đã không thể thực hiện

-Nguyễn Đình Cống, nguyên giáo sư trường Đại học Xây Dựng Hà Nội

Thật là một đặc ân và là niềm hạnh phúc cho tôi khi được quen biết GS. Nguyễn Đăng Hưng. Thật vậy, trước khi tôi trở thành người đồng nghiệp, ông chính là người thầy, người hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tiến sĩ của tôi. GS là một nhà yêu nước đáng kính phục. Tôi có cảm tưởng ông có khả năng chuyển hóa nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng họ đến việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

-Géry de Saxcé, Giáo Sư Khoa Cơ học, Trường Đại học Lille, Pháp

Thật là tuyệt vời. Đây (được Vua Albert II, Vương quốc Bỉ, trao tặng Huân chương Đại thần) là niềm vui và vinh hạnh lớn không chỉ của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng mà của tất cả người Việt Nam mình. Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng về niềm vinh hạnh đó, về những cống hiến của Giáo sư cho đất nước, cho nhân loại, về tấm gương sáng Giáo sư nêu cho mọi người.

-Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Đăng Hưng là một Việt kiều biểu trưng cho tinh thần lá rụng về cội. Tâm hồn anh trở nên thư thái khi quyết định hồi hương về sống nốt những năm cuối đời ở cố hương trong tình nhà nghĩa nướ

-Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu

“Ai mở cuốn sách này sẽ bắt gặp một Con Người”. Chúng ta hãy cùng mở cuốn sách của ông để thấy chan hoà ánh sáng của trí tuệ và nhiều cung bậc của một bản đàn mà ông đang mời gọi chúng ta.

-TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm, Hà Nội

Tôi đã từng xúc động đến bật khóc khi thấy hình ảnh GS Hưng, một ông cụ 72 tuổi, sau khi công thành danh toại trở về quê cũ, cung kính phủ phục lạy trước mộ song thân. Lần thứ hai khi thấy GS mặc áo dài khăn đóng lặn lội ra xứ người (Iran) để vinh danh chữ Quốc Ngữ cũng đã làm tôi ứa nước mắt.

-Nhà văn Trương Văn Dân, Việt Kiều tại Ý

Nhìn cách ông chơi guitar và phiêu linh theo những bài hát Mỹ, Pháp nổi tiếng của thập niên 1950 – 1960 do chính ông dịch lời Việt mới thấy ông thật là nghệ sĩ. Tự dưng tôi liên tưởng đến bài hát dân ca Mỹ “Một mình từ nơi xa tít xa, cây đàn xinh xắn vác trên bờ vai. Về nơi đây lang thang phất phơ, đi tìm cô bé trót yêu lâu rồi…”. Vâng, thứ mà ông trót yêu lâu rồi chính là những khúc hát mang đến những thông điệp cho cuộc sống, cho con người và tình yêu…

-Nhạc sỹ, nhà báo Quỳnh Lệ

TRÍCH ĐOẠN HAY

1. […] Rồi nhớ những đêm trăng tôi lẽo đẽo theo ông nội đi dạo, ngắm trăng và hoa trên những con ngõ đi vào khu nhà thờ tộc Nguyễn Đăng. […] Những năm còn hòa bình, cuộc sống quê tôi sao êm đềm đến thế. Lần đầu tiên, tôi cũng cắp sách rụt rè theo chân má tôi vào lớp học trường làng. Con đường đi đến trường khúc khuỷu quanh co, lắm khi sình lầy qua cơn mưa. Tôi nhớ mãi giọng ông nội tôi ngâm vang những bài cổ thi dưới trăng. Tôi đã thuộc lòng từ thuở ấu thơ những bài thơ thất ngôn bát cú của Bà Huyện Thanh Quan, vang vọng câu “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia…”. Sau này tôi yêu văn học cũng vì ảnh hưởng xa xôi từ ông tôi. […] (tr.27)

2. Từ ký ức tuổi thơ lưu lạc, tôi thường tự bảo mình dù thế nào chăng nữa cũng phải làm gì cho quê hương, cho tuổi trẻ Việt Nam. Tôi coi đó như một sứ mệnh, một hoài bão, của thân phận, của định mệnh… (tr.28)

3. Phải đi ra sống ở nước ngoài mới thấm thía cái Tết quan trọng thế nào đối với một người có tâm hồn Việt Nam. Tôi cảm nhận điều này trong suốt quãng đời 50 năm sống ở châu Âu. […] Nhưng với tôi, cái Tết như nằm trong huyết quản. Hễ được thư gia đình, bạn bè nói đến Tết là tôi mường tượng ra những ngày ấy, ngày gia đình hội ngộ, cúng giỗ ông bà, thăm viếng gia tộc. Thời trẻ, những cái Tết đã để lại trong tâm khảm tôi những hình ảnh vô cùng êm đềm. Cứ phải trông mãi mà Tết không đế Thế là những năm đầu sang Bỉ, tôi đã ăn Tết trong tưởng tượng! (tr.37)

4. Văn hào người Pháp Victor Hugo đã từng nói: “Người cao tuổi không những được cái ơn huệ là đã có tuổi mà còn có cùng một lúc đủ các lứa tuổi”. Đức Khổng Tử cũng nói: “Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”, nghĩa là khi đã 70 tuổi thì hễ nói hay làm một điều gì là tự nhiên thể hiện đúng chủ tâm của mình, không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý hay lẽ phải. Tôi thấy trí tuệ vẫn còn minh mẫn và tinh thần vẫn còn độ nhạy trước cái đau của người đời. Tôi vẫn còn nhiều cảm nhận vui buồn, kinh ngạc hay phẫn nộ trước những nghịch cảnh của xã hội, những phi lý của cuộc đời, trước sai trái của những chính sách. Nhà văn Pháp André Gide đã từng nói: “Khi tôi không phẫn nộ nữa, tôi đã bắt đầu già”. Như vậy, ít ra về mặt tinh thần tôi vẫn chưa già lắm. Họa sĩ người Pháp thuộc Trường phái Dã thú Henri Matisse có lần nói: “Con người không thể tránh tuổi già. Chỉ có thể tránh trở thành già thôi”. Tôi cũng nghĩ là người ta không thể bớt tháng năm cho cuộc đời, nhưng người ta có thể thêm hương sắc cho nó. (tr. 119)

5. Jean Rostand, nhà sinh vật học, nhà văn người Pháp nói rất đúng: “Người ta chưa già khi còn biết tìm tòi”. Tôi khám phá là âm nhạc chẳng những nâng cao tâm hồn mà có thể là vị thuốc tuyệt vời cho những buồn đau sầu muộn. Nhất là tôi say mê thanh nhạc, học được cách thể hiện âm nhạc, diễn tả được phần nào thông điệp của tác giả. Tôi yêu thơ và thơ đã thanh hóa tâm hồn tôi. Đi du lịch đó đây khắp thế giới, tôi khám phá ra sự kỳ vĩ của thiên nhiên, tính mong manh của các nền văn minh, sự vĩnh hằng, phổ quát của tình nhân loại. (tr119 + 120)

6. […] Tuổi già sống nhiều với nội tâm và người ta ngày càng đi sát gần hơn những giá trị tâm linh. Tôi cũng bị ám ảnh bởi cái bao la nhiệm mầu của vũ trụ. Ta từ đâu đến? Ta sẽ về đâu? Sau vô biên chỉ là vô biên ư? Sau thời gian có phản thời gian không nhỉ? Nếu có phản vật chất thì phản hình hài tôi đang ở nơi đâu? Tôi thường miên man với những câu hỏi mang màu sắc triết học như vậy, trong những đêm trằn trọc khó ngủ, thức dậy ra lan can ngồi một mình nhìn trăng sao với những câu hỏi bỏ lửng vào không gian vô tận…

Tuổi già chợt đến như một cơn mưa rào, tôi thấy như dần dần thấm vào lòng đất. Tôi nghĩ sẽ có ngày mình bị khỏa lấp bởi cát bụi, sẽ trở về với cát bụi. Tôi xem viễn cảnh này như một điều hiển nhiên. Tôi cố gói ghém những ngày còn lại để khỏi vướng bận hay tiếc nuối điều gì. Tôi cũng sẽ bố trí để ngày ra đi như sẽ bước lên một chuyến tàu êm ả. Tôi quan niệm gặp lại người thân phải đem lại niềm vui và khi đi xa người phải ghi lại kỷ niệm đẹp.

7. Đối với tôi, tình yêu là bản đàn bất tận. Có những cung bậc thắm thiết đắm say của thời trai trẻ. Cũng có những giây phút đằm thắm an yên của giai đoạn xế chiều. Xin ghi lại đây một bài thơ tình khi đã ở vào mùa đông của cuộc đời!

BÊN EM
Anh thấy thời gian không đi qua
Khi ở bên em
Anh đã không còn tuổi mười ba
Của những ngày trên quê cũ
Không chỉ cần chỉ đủ
Mà anh có cả không gian
Chung quanh có muôn vàn
Bên anh như tất cả
Ôi những ngày vội vã
Ôi những nỗi bất an
Chỉ lời em hỏi han
Là anh thành tồn tại
Là anh như mãi mãi
Sống lại những ngày vui! (Sài Gòn, 18.1.2019)
(tr. 216 +217)

GIẾNG ĐỜI
Tôi chỉ là giếng khơi,
Mạch trong từ thuở ấy
Úa thời gian lá rụng
Phủ lên tôi kiếp người
Hạt sỏi rơi từ cao
Chìm sâu vào ký ức
Khơi động và dâng trào
Niềm đau vùi thế kỷ
Đâu phải kiếp vô thường
Mà tay không, trần trụi
Đâu phải đời gió bụi
Mà lòng không vấn vương…
Thời gian qua quá mau
Đầu xanh rồi đầu bạc
Tôi như người ngơ ngác
Thức dậy thấy trùng khơi
Tôi chỉ là giếng khơi
Nước trong từ lòng đất
Thân xác còn hay mất
Giếng đời tôi chơi vơi…
Mồng Một Tết Kỷ Hợi

THÔNG TIN TÁC GIẢ

NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

Nguyễn Đăng Hưng sinh ngày 1.1.1941 tại làng Bồ Mưng, xã Thanh Quýt (nay là xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

TÁC PHẨM KHOA HỌC

- 20 giáo trình, sách khoa học và 200 công bố khoa học quốc tế…

THI PHẨM

- Bóng Thời Gian (cùng viết với Nhất Uyên), Thanh Long xuất bản, Bruxelles 1973
- Thời Gian Ta Mãi Còn Xanh, Hiện Diện xuất bản, Liège 1973
- Dặm Xưa, Nhà Xuất bản Trẻ, Sài Gòn, 1997
- Giấc Mơ Còn Lại, NXB Văn hóa Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

ALBUM NHẠC

- Sẽ cuốn theo gió bay, 2009
- Đường đời, 2012
- Khúc tình ca vẫn xanh cùng năm tháng, 2019

Và nhiều bản tình ca Việt Nam cũng như quốc tế được GS Hưng thể hiện và phát hành trên youtube.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SCAT

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOMEGA PLUS+
Ngày xuất bản2022-01-01 00:00:00
Kích thước16 x 24 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang448
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU5736560101094
Liên kết: Kem chống nắng toàn thân size lớn Natural Sun Eco Family Sun Cream SPF50+ PA+++ 150ml The Face Shop