• thumbs
  • thumbs
  • thumbs
THÔNG BÁO PHÁT HÀNHCUỐN SÁCH “TỪ ĐIỂN THẦN THOẠI HY LẠP - LA MÔGIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCHTừ điển thần thoại Hy Lạp - La MãẢnh hưởng của thần thoại Hy Lạp - La Mã đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH

CUỐN SÁCH “TỪ ĐIỂN THẦN THOẠI HY LẠP - LA MÔ

GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH

Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã

Ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp - La Mã đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật phương Tây cũng giống như các điển tích điển cố ảnh hưởng đến các tác phẩm văn học phương Đông. Những ảnh hưởng này đòi hỏi người đọc phải có những tri thức, dù rất cơ bản, nhưng cần thiết, để hiểu được tác phẩm một cách trọn vẹn. Bởi sẽ thật khó mà cảm được vẻ đẹp của bức tượng “Apollo and Daphne” của Bernini nếu không hiểu được câu chuyện bi kịch và đẹp đẽ phía sau. Cũng như khó có thể hiểu trọn Trường ca Iliada (Iliad) nếu không biết được những câu chuyện xảy ra trước và sau nó.

Tuy nhiên, do sự phát triển đồng thời và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình lịch sử của Hy Lạp và La Mã, nhiều tích truyện và nhân vật của hai hệ thần thoại này thường có nét tương đồng, và do đó, dễ bị lẫn lộn với nhau. Hơn nữa, các tác phẩm phái sinh sau này như Hercules (của hãng Disney) còn khiến cho sự lẫn lộn này càng thêm sâu sắc. 

Trong Hercules (Disney), câu chuyện diễn ra trong bối cảnh Hy Lạp, nhân vật chính lại sở hữu cái tên phiên bản La Mã (Hercules thay vì Heracles); còn các nhân vật khác thì lại dùng tên Hy Lạp (Hera thay vì Iuno, Zeus thay vì Iupiter…). Hades trở thành nhân vật phản diện của câu chuyện vì là thần của cõi âm, dù cho trong thần thoại Hades có vẻ là vị thần “hiền lành” nhất (xét trong sự tương quan với các vị thần Hy Lạp khác). Các vị thần khác đều có đặc điểm đặc trưng, nhưng cũng không được xây dựng rõ ràng… Có nhiều nguyên nhân cho những sự phóng tác này, như để thân thiện hơn với đối tượng người xem là thiếu nhi, hoặc để không bị giới hạn độ tuổi tiếp nhận, hay vì lý do tính sáng tạo cá nhân của tác giả… Dù không thể phủ nhận rằng các tác phẩm như Hercules thường là cánh cửa đầu tiên mở vào thế giới thần thoại muôn màu muôn sắc và dễ choáng ngợp, góp phần giúp nhiều người có hứng thú tìm hiểu thần thoại, nhưng lại càng không thể phủ nhận được rằng chúng là một phần nguồn cơn cho những hiểu lầm, những lẫn lộn.

Điều này làm phát sinh nhu cầu tra cứu các thông tin, các tích truyện gốc về thần thoại Hy Lạp và La Mã để làm rõ những nhầm lẫn như thế. Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã của Nguyễn Văn Dân ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Tên gọi Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã không có nghĩa là “từ điển dịch tên gọi từ Hy Lạp sang La Mã”, mà chỉ cho thấy tính chất chung của hai hệ thần thoại cổ đại phát triển gần như đồng thời với nhau, cho thấy tính gắn bó chặt chẽ giữa chúng. Vì thế, cuốn từ điển này sẽ bao gồm cả các mục từ Hy Lạp lẫn các mục từ La Mã. Nó sẽ bao quát hầu hết các nhân vật, địa danh có liên quan đến hai hệ thần thoại này, mỗi nhân vật đều có một lai lịch tóm tắt, nhưng đầy đủ các chi tiết quy chiếu tối cần thiết. Cũng với tinh thần mở rộng như vậy, cuốn từ điển này sẽ bao gồm không chỉ thuần túy những chi tiết thuộc thần thoại Hy Lạp - La Mã, mà còn có cả những chi tiết thuộc các dị bản thần thoại của các dân tộc khác trong khu vực, nhưng chúng có sự giống nhau hoặc liên quan với thần thoại Hy Lạp - La Mã cũng như nằm trong vòng ảnh hưởng của nền thần thoại này.

Ngoài ra, ở nước ta hiện nay đang có xu hướng muốn phiên lại các tên gọi của nước ngoài theo đúng âm gốc của chúng. Trên tinh thần đó, trong lần tái bản này, chúng tôi cũng đã phiên lại tên gọi của các tích trong cuốn từ điển này sao cho gần đúng với âm gốc của chúng nhất. Việc phiên tự theo nguyên gốc sẽ tránh được những nhầm lẫn của việc phiên âm theo tiếng Pháp trước đây. Ví dụ: Thetis và Tethys là hai thần khác nhau, nếu phiên âm theo tiếng Pháp [t. Pháp: Thétis và Téthys] thì cả hai sẽ phải đọc là Têtít, như vậy sẽ không phân biệt được giữa hai vị thần này.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã này sẽ cung cấp cho các bạn đọc yêu thần thoại một phương tiện tra cứu hiệu quả, cũng như một nguồn thông tin phong phú về văn học thế giới.

 

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là một nhà nghiên cứu, dịch giả uy tín. Ông là nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa và đạt nhiều giải thưởng cao quý cho các tác phẩm tiêu biểu như: Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 cho tác phẩm Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng; giải Bạc Sách Hay 2014 của Hội Xuất bản Việt Nam và Tặng thưởng loại B năm 2014 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho tác phẩm Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuậtcùng nhiều giải thưởng khác.

---

THÔNG TIN SÁCH

Tên sách: Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã

Thể loại: Sách khảo cứu, phi hư cấu

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Dân

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 360

Hình thức: Bìa mềm

Giá bìa: 220.000 đ

Số ISBN: 978-604-397-891-9

Mã vạch: 893-610-781-367-5

Đơn vị liên kết: Tri Thức Trẻ Books & Nxb. Hội Nhà Văn

Ngày phát hành dự kiến: 8/2023

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá UB

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTri Thức Trẻ Books
Ngày xuất bản2023-08-01 19:36:13
Loại bìaBìa mềm
Số trang360
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU4553193225118
Liên kết: Mặt nạ đông y sáng hồng chống lão hóa Yehwadam Revitalizing Facial Mask