Kinh Nghiệm Và Giáo Dục (Experience And Education) - John Dewey - IRED Books

Tác giả: Jonh Dewey | Xem thêm các sản phẩm Sách giáo dục của Jonh Dewey
Tác phẩm: “Kinh nghiệm và Giáo dục” (Experience and Education)Tác giả: John Dewey| Dịch: Phạm Anh TuấnTủ sách Khai phóng do Viện IRED phát hành | Nhà xuất bản Tri Thức KINH NGHIỆM VÀ GIÁO DỤC (Experi...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Kinh Nghiệm Và Giáo Dục (Experience And Education) - John Dewey - IRED Books

Tác phẩm: “Kinh nghiệm và Giáo dục” (Experience and Education)
Tác giả: John Dewey| Dịch: Phạm Anh Tuấn
Tủ sách Khai phóng do Viện IRED phát hành | Nhà xuất bản Tri Thức

 KINH NGHIỆM VÀ GIÁO DỤC (Experience and Education) của John Dewey là tác phẩm được xuất bản năm 1938. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề tranh luận đang chia rẽ nền giáo dục Mỹ thành hai phe và do đó làm cho nền giáo dục này suy yếu vào thời điểm nó cần có trọn vẹn sức mạnh để hướng dẫn một dân tộc đang hoang mang để vượt qua những rủi ro do đổi thay xã hội.

Triết gia Mỹ nổi tiếng (có thời gian ông và John Dewey cùng dạy tại Đại học Columbia) là Mortimer J. Adler (1902-2001) trong cuốn sách viết chung với Milton Mayer xuất bản năm 1958 có tên Revolution in Education (Cuộc cách mạng trong giáo dục) đã viết: 

"Trong vòng chưa đầy 50 năm, kể từ năm 1840 đến 1883, tỉ lệ trẻ em đến trường đã tăng 520 phần trăm… Trong nhiều thế kỷ trước đó, chưa có ai từng mơ tới một thời đại ở đó bất cứ ai là công dân thì đều bắt buộc phải trải qua giáo dục nhà trường. Chưa có ai khi nghĩ tới giáo dục lại dám nghĩ rằng giáo dục nghĩa là giáo dục toàn dân”.

Năm 1776, năm ký bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ được coi là cuộc cách mạng thứ nhất của đất nước này. Gần ba chục năm sau cuộc "Cách mạng giáo dục”, nước Mỹ bước vào cuộc cách mạng thứ ba – cuộc cách mạng công nghiệp, Kỷ nguyên Tiến bộ (Progressive Era), kéo dài từ những năm 1890 cho tới những năm 1920. Một nền kinh tế tự do chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đã ra đời. Nền kinh tế này được đặc trưng bởi tính năng động và hiệu quả. Henry Ford (1863 – 1947) với phát minh ra phương pháp sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp (assembly line), Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) với việc tìm ra những nguyên tắc của "quản lý theo khoa học” (scientific management), đó mới chỉ là kể tới hai gương mặt điển hình của một kỷ nguyên đã đem lại sự thay đổi hoàn toàn cho không chỉ nền công nghiệp của nước Mỹ, mà còn cho toàn bộ nền công nghiệp thế giới.

Một nước Mỹ ngày đó sôi sục với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và kéo theo đó là những đổi thay to lớn chưa từng thấy trong xã hội và trong tâm lí cũng như cung cách ứng xử của con người. Vậy mà, nhà trường Mỹ vẫn như kẻ đi dạo, bàng quan với tất cả mọi sự, và hệ quả tất yếu là nhà trường đó mỗi ngày càng trở nên lạc hậu hơn so với xã hội ở bên ngoài. Điều đáng để suy ngẫm là ngay cả những bộ óc thông minh của thời bấy giờ (chẳng hạn như chính Mortimer J. Adler) vẫn không thấy là nhà trường đang lạc hậu! Adler vẫn tiếp tục say sưa với những "chân lí vĩnh cửu”, những "giá trị vĩnh cửu” …tách rời khỏi cuộc sống thực tế, giống như ngày hôm nay ở nền giáo dục của nước ta vẫn có những nhà giáo dục tiếp tục hô khẩu hiệu Chân, Thiện Mỹ, như một cách lảng tránh trách nhiệm nhìn thẳng vào thực tế để giải quyết những bài toán thực tiễn! Vì thế, nhà trường của nước Mỹ vẫn tiếp tục duy trì dai dẳng lối dạy nhồi nhét, áp đặt còn trẻ em thì ghi nhớ thụ động, học vẹt.

Vào những năm cuối thế kỉ 19, một trào lưu cải cách sư phạm xuất hiện ở Mĩ, trào lưu này được gọi tên là tân-giáo dục (progressive education). Tân-giáo dục được xem là một sự đoạn tuyệt về "triết học” với nhà trường cổ truyền, đặc biệt là nhà trường của thế kỉ 19, và tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn về mặt "tư tưởng” tới nhà trường tiến bộ sau này.

John Dewey, sinh năm 1859, mất 1952, triết gia theo thuyết hành dụng (pragmatism), sau này ông phát triển con đường riêng là công cụ luận (instrumentalism), được coi là cha đẻ của trào lưu tân-giáo dục. Có thể lướt qua một số nét trong cốt lõi tư tưởng của tân-giáo dục qua tác phẩm có tính tuyên ngôn của John Dewey (xuất bản năm 1897) có nhan đề Tín điều sư phạm của tôi(My Pedagogical Creed):

- Giáo dục là sự tham gia của cá nhân vào ý thức của nhân loại. Quá trình này gồm hai mặt: mặt tâm lí và mặt xã hội, trong đó mặt tâm lí là cơ sở. Vì thế những gì trẻ em học đều có một điều kiện bắt buộc là phải mang tính xã hội. Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị những điều kiện cho trẻ em tự mình tạo dựng kiến thức cho chính mình bằng toàn bộ các công cụ của chúng: đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân … và công cụ quan trọng số một là tư duy. Để cho trẻ em phát triển hết tầm, sẵn sàng sử dụng mọi công cụ của mỗi em, đó chính là sự chuẩn bị đích thực cho cuộc sống tương lai.

- Giáo dục thất bại là bởi vì nó coi nhẹ nguyên lý căn bản nói trên. Trường học không phải là nơi để người lớn dạy cho trẻ em các bài học, bài học kiến thức lẫn bài học luân lý, mà trường học là một hình thái của đời sống cộng đồng. Do đó, giáo dục là bản thân quá trình sống của trẻ em chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc sống tương lai mơ hồ nào đó.

- Nội dung của giáo dục hoặc chương trình học phải phản ánh sự phát triển của loài người. Vì thế nội dung phải mang tính tăng tiến. Tức là chương trình học phải hiện đại lên cùng với sự phát triển của loài người.

- Phương pháp là phương pháp của năng lực và hứng thú của trẻ em là những cá nhân đang trưởng thành, chứ không phải là phương pháp của người lớn, những người đã trưởng thành. Người thầy không phải là một vị quan tòa, một quyền uy độc đoán trong lớp học, mà người thầy là một thành viên của cộng đồng lớp học. Vì thế phương pháp sẽ là cái gì đó tự nhiên, không cản trở sự phát triển tự nhiên ở trẻ em, không thay thế trẻ em bằng những ông cụ non.

- Giáo dục là phương pháp căn bản của tiến bộ xã hội. Giáo dục là phương pháp cải tạo xã hội chắc chắn nhất.

Kết luận của John Dewey

– Mỗi người thầy nên nhận thức rõ phẩm giá nghề nghiệp của mình; rằng anh ta là một nô bộc xã hội được giao riêng nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội thích hợp và đảm bảo sự phát triển xã hội đúng đắn.

– Theo cách này, người thầy mãi mãi là nhà tiên tri của Thượng đế đích thực và là người trợ giáo trong vương quốc đích thực của Thượng đế.

Gần một trăm năm đã trôi qua, Kinh nghiệm và giáo dục của John Dewey vẫn tiếp tục có sức sống. Con đường của ông cũ mà không cổ hủ bởi nó như tấm gương để ngày hôm nay chúng ta soi vào thấy hiện ra diện mạo đích thực của chính mình.

Con đường của Kinh nghiệm và giáo dục bắt đầu bằng:

"Con người ưa suy nghĩ theo những điều đối lập cực đoan. Con người có thói quen phát biểu niềm tin theo lối Hoặc này – Hoặc kia, giữa những lựa chọn đó con người không thừa nhận bất kỳ khả năng trung gian nào. Khi bị buộc phải thừa nhận rằng không thể làm theo những thái cực đó, con người vẫn sẵn sàng cho rằng chúng là chấp nhận được trên lý thuyết, song hoàn cảnh buộc chúng ta phải thỏa hiệp khi gặp phải những vấn đề thực tiễn.

"Tôi hi vọng và tin rằng, tôi không ủng hộ bất kỳ mục đích hoặc phương pháp nào chỉ bởi vì có thể gắn cho nó cái tên "tiến bộ”. Vấn đề căn bản nằm ở bản chất của giáo dục mà không có những tính từ bổ nghĩa đứng ở trước. Điều chúng ta mong muốn và đòi hỏi là giáo dục phải được hiểu theo nghĩa thuần khiết và giản dị, và chúng ta nhất định sẽ tạo ra sự tiến bộ chắc chắn và nhanh chóng hơn nếu như dành toàn bộ nỗ lực vào việc tìm ra chỉ một điều này: giáo dục là gì và những điều kiện nào cần phải được thỏa mãn để giáo dục có thể trở thành một thực tế chứ không phải một cái tên gọi hoặc một khẩu hiệu.”

Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1940, John Dewey đã được giới thiệu qua một bài báo của Vũ Đình Hòe trên tạp chí Thanh Nghị do ông làm chủ bút (Vũ Đình Hòe là bộ trưởng giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Gần 70 năm sau, John Dewey được dịch sang tiếng Việt, đầu tiên là cuốn sách được coi là quan trọng nhất của ông: “Dân chủ và Giáo dục”, và lần này là bản dịch độc giả đang cầm trên tay, “Kinh nghiệm và Giáo dục”.

Chúng tôi hi vọng, qua bản dịch này, bài học được rút ra từ Kinh nghiệm và giáo dục của John Dewey có thể được lắng nghe bởi tất cả các nhóm quan điểm cải cách khác nhau trong sự nghiệp xây dựng giáo dục Việt Nam tại thời điểm khó khăn chưa từng thấy như hiện nay:

Làm ra một điều tích cực là chống tiêu cực mạnh mẽ nhất.

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá WFTM

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhVIỆN GIÁO DỤC IRED
Loại bìaBìa mềm
Số trang252
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU5926022671415
Liên kết: Kem chống nắng nâng tone dịu da Power Long Lasting Green Tone Up Sun Cream SPF50+ PA++++ (50ml)