Con Đường Tơ Lụa Mới: Hiện Tại Và Tương Lai Của Thế Giới - Peter Frankopan - Nguyễn Thế Phương dịch - (bìa mềm)

Tác giả: Peter Frankopan | Xem thêm các sản phẩm Lịch Sử Thế Giới của Peter Frankopan
Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả bán chạy theo danh sách của Sunday Times - Peter Frankopa...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Con Đường Tơ Lụa Mới: Hiện Tại Và Tương Lai Của Thế Giới - Peter Frankopan - Nguyễn Thế Phương dịch - (bìa mềm)

Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả bán chạy theo danh sách của Sunday Times - Peter Frankopan - là phần hiện tại và tương lai của thế giới, nối tiếp sau phần về lịch sử thế giới được trình bày trong tác phẩm trước đó của ông có tên The Silk Roads: A New History of the World (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới)).

Frankopan chia nội dung sách thành 5 phần, gồm:

- Những con đường dẫn tới phương Đông

- Những con đường dẫn tới trung tâm thế giới

- Những con đường dẫn tới Bắc Kinh

- Những con đường dẫn tới đối đầu

- Những con đường dẫn tới tương lai

Bố cục sách thể hiện và khẳng định mạnh mẽ cái nhìn của Frankopan đối với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới và trung tâm thế giới từ Tây sang Đông trong thế kỷ XXI. Cụ thể hơn, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh.

Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRIC).

Với vai trò một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “Con đường Tơ lụa”, vốn là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford, nơi ông vừa là Nghiên cứu viên Cao cấp tại Trường Worcester, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Quỹ Stavros Niarchos của Trung tâm Nghiên cứu Byzantine (thuộc Oxford); đồng thời, Frankopan còn là Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Con đường Tơ lụa tại King’s College (thuộc Đại học Cambridge), Frankopan đã tổng hòa nhiều bằng chứng lịch sử và địa chính trị để đưa độc giả thời hiện đại chúng ta du hành vào mạng lưới những “con đường” quan trọng (mà theo quan điểm của nhiều sử gia hiện đại, như Peter Frankopan) đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.

Chính vì lẽ này, Con đường Tơ lụa mới được Omega Plus đưa vào tủ sách Nhận diện Trung Quốc. Trong tình hình địa chính trị hiện nay, thiết nghĩ những dữ liệu và phân tích cặn kẽ về xu thế địa chính trị-kinh tế về “Con đường Tơ lụa” nói chung và BRIC nói riêng Peter Frankopan trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam hình dung được thực tế các xu hướng trên thế giới.

Với riêng Chính phủ Việt Nam và giới nghiên cứu, hiểu về BRIC và xu hướng trỗi dậy dọc theo “Con đường Tơ lụa” lịch sử có thể giúp chúng ta có được những cân nhắc chiến lược và ra quyết sách hợp lý cho viễn cảnh phát triển sắp tới. 

Thông tin về Tủ sách Nhận diện Trung Quốc

Tủ sách tập trung vào bốn nhóm sách quan trọng bao gồm: (1) Kinh tế; (2) Chính trị; (3) Ngoại giao và (4) Quốc phòng an ninh.

Tủ sách được lựa chọn dựa trên ba nguyên tắc: (1) là những tác phẩm mang tính chất nghiên cứu của các nhà nghiên quan trọng hàng đầu trong từng lĩnh vực, (2) là các tác phẩm thể hiện quan điểm của cả hai phía học giả Trung Quốc và ngoài Trung Quốc, (3) là những công trình đương đại.

Các tác phẩm đã xuất bản trong tủ sách:

- Mối thách thức Trung Quốc: Định hình những lựa chọn của một siêu cường mới nổi, Thomas J. Christensen

- Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI): Lựa chọn nào của Đông Nam Á?, TS Phạm Sỹ Thành

- Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong, Authur R. Kroeber

- Ứng xử với Trung Quốc, Henry M Paulson

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA

“Vẽ lại một cách điêu luyện về một trật tự thế giới mớ” – Justin Marozzi, Evening Standard

“Peter Frankopan đã thể hiện sự tiên đoán của mình về lịch sử thế giới hiện đại… Tài năng của Frankopan nằm ở chỗ, ông có thể lùi lại một vài bước từ b.ản đồ t.hế ới và các sự kiện toàn cầu so với hầu hết các nhà phê bình hiện đại, trong khi khuyến khích chúng ta sử dụng lịch sử như một cách hướng về phía trước hơn là nhìn về quá khứ.” 

– Total Politics

 

“Tôi đã học được rất nhiều về sự phát triển gần đây ở Trung Á và các nơi khác. Frankopan là một người dẫn đường tuyệt vời tới những miền đất chưa ai biết tới.” 

– Niall Ferguson, Sunday Times

 

“Nhiều cuốn sách đã được viết ra như một lời tuyên bố về ‘lịch sử mới của thế giới’. Nhưng cuốn sách này mới hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ấy… đầy khát vọng, vô cùng chi tiết và cực kỳ hấp dẫn.” 

– The Times

 

“Mình thấy cuốn sách mang lại một cảm giác thoải mái kỳ lạ”, người bạn của tôi nhận xét. “Cuốn sách của cậu khiến mình nhận ra thay đổi là bình thường, rằng biến động lớn tại các trung tâm quyền lực toàn cầu là bình thường, rằng thế giới hỗn loạn và lạ lẫm hiện tại thật ra không bất bình thường lắm đâu!”

[Chia sẻ của một người bạn của tác giả Peter Frankopan]

 

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Chúng ta đang sống và trải qua một trong những cuộc chuyển đổi căn cơ nhất lịch sử cả về mức độ và tính chất, tương tự như những gì đã xảy ra nhiều thập niên sau khi hành trình vượt Đại Tây Dương của Columbus và những người đã nối tiếp ông, cũng như chuyến thám hiểm xảy ra gần như đồng thời vượt qua cực Nam châu Phi của Vasco da Gama đã mở ra các con đường giao thương hàng hải mới kết nối châu Âu, Ấn Độ Dương, Nam Á và hơn thế nữa. Cả hai cuộc thám hiểm đó, chỉ trong vòng hơn 500 năm, đã đặt nền tảng cho sự thay đổi mang tính bước ngoặt dịch chuyển trọng tâm kinh tế và chính trị toàn thế giới, biến Tây Âu trở thành trái tim của các tuyến đường thương mại toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử.

Điều tương tự đang xảy ra ở hiện tại, nhưng theo hướng ngược lại. Châu Á và Con đường Tơ lụa đang trỗi dậy – và trỗi dậy rất nhanh. Họ không trỗi dậy trong thế cô lập với phương Tây, hay thậm chí là cạnh tranh với phương Tây. Trên thực tế, mọi việc hoàn toàn ngược lại: sự trỗi dậy của châu Á có liên hệ mật thiết với các nền kinh tế phát triển như Mỹ hay châu Âu và một số nơi khác. Nhu cầu về tài nguyên, hàng hóa, dịch vụ hay kỹ năng tại các nước phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng ở châu Á, tạo ra việc làm và nhiều cơ hội hơn, cũng là chất xúc tác cho thay đổi. Sự thành công của một khu vực trên thế giới có liên hệ mật thiết tới các khu vực khác, thay vì chỉ có sự đánh đổi. Mặt trời mọc ở phương Đông không có nghĩa là Mặt trời đã lặn ở phương Tây. Chí ít là điều này vẫn chưa xảy ra.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn cả là những phản ứng trước sự thay đổi này ở cả phương Đông và phương Tây. Ở một nơi, là hy vọng và sự lạc quan về những gì mà tương lai sẽ mang tới, trong khi ở nơi còn lại là sự lo lắng, lớn tới nỗi các quốc gia ở đây đang bị chia rẽ ngày càng sâu sắc, đến mức một số chính trị gia có uy tín như Madeleine Albright, cựu Ngoại trưởng Mỹ, đã công khai đặt câu hỏi rằng liệu “ngọn cờ dân chủ có thể còn tung bay được nữa hay không” ở phương Tây trong khi “những đám mây báo bão đang xuất hiện” – và cảnh báo rằng chúng ta cần phải cảnh giác trước những bài học lịch sử để có thể ngăn chặn sự quay lại của chủ nghĩa phát xít.

Một số người có thể cho rằng những cảnh báo như thế có hơi quá đáng. Thế nhưng, việc những cảnh báo như vậy xuất hiện trên truyền thông chính thống rõ ràng cho thấy đang có một sự khủng hoảng niềm tin và nỗi lo về một tương lai bất định của phương Tây trong thời điểm mà mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng. Bất chấp niềm tin hay quan điểm của bạn về chính trị là gì, không quá khó để nhận thấy có cái gì đó quan trọng đang xảy ra trên thế giới này. “Rất rõ ràng”, Aladdin đã hát cho công chúa Jasmine 25 năm trước, “là ta đang trong một thế giới hoàn toàn mới cùng với nàng”. Chúng ta cần thiết phải hiểu rõ được những thứ quan trọng đó là gì – cũng như xác định rõ tác động và hệ quả của chúng.”

– Trang 54-55 trong sách

“Sẽ không ngạc nhiên lắm nếu hợp tác không phải là chủ đề thống nhất xuyên suốt ngay tại châu Á và những khu vực khác. Và cũng sẽ không công bằng nếu chúng ta đánh giá thấp các trở ngại, sự đối kháng, ganh đua giữa các dân tộc và các cá nhân vốn có nguy cơ gây ra những bất ổn lớn tác động tới tình hình khu vực và thậm chí toàn cầu. Tuy vậy, chúng ta thật sự ngạc nhiên khi chứng kiến thế giới hiện nay đang đồng thời vận hành theo hai xu hướng riêng biệt: tách biệt và bước tiếp trong cô độc theo xu hướng thứ nhất, hay tăng cường quan hệ và cố gắng cùng nhau hướng tới tương lai trong xu hướng thứ hai.”

– Trang 63-64 trong sách

“Các thay đổi diễn ra trong thế kỷ XXI được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố – từ nhân khẩu học cho tới sự thay đổi trong quyền lực kinh tế, từ vai trò của công nghệ số cho tới biến đổi khí hậu. Con đường Tơ lụa trỗi dậy nhanh chóng bởi vì nó đang sôi động trở lại. Những gì xảy ra tại khu vực trung tâm, trái tim của thế giới trong những năm tới sẽ định hình thế giới trong hàng trăm năm tiếp theo.”

– Trang 94 trong sách

“Chúng ta đang sống trong thế kỷ châu Á. Sự chuyển dịch GDP toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển phương Tây sang phương Đông là một sự kiện ngoạn mục cả về quy mô lẫn tốc độ. Theo một số dự đoán, nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ của giá dầu, các nước Trung Đông (và Bắc Phi) sẽ kiếm thêm 210 tỷ đô-la trong vòng hai năm 2018-2019 so với 12 tháng trước đó – một con số đáng ghen tị. Tuy nhiên, sự thay đổi này kéo theo hàng loạt những nỗi đau đang lớn dần ở châu Á, từ môi trường bị hủy hoại cho tới sự thèm khát đầu tư cơ sở hạ tầng một cách vô độ. Nó cũng khiến các quốc gia đối mặt với nhiều thách thức trong việc làm thế nào để tiếp xúc, hợp tác và trong một số trường hợp là cạnh tranh với nhau.

Tuy nhiên, điều nổi bật ở đây là trong khi những kết nối mới được hình thành và những kết nối cũ được tái lập, phương Tây lại đang đứng trước nguy cơ trở nên mất kết nối. Khi phương Tây thật sự mong muốn tiếp xúc và đóng một vai trò nào đó, họ luôn chọn cách can thiệp, làm nảy sinh ra thêm nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng, hoặc tạo ra những rào cản nhằm hạn chế tăng trưởng và tương lai của các quốc gia khác. Thời kỳ mà phương Tây định hình thế giới theo hình dung của bản thân mình đã qua lâu rồi. Dù vậy nhiều người vẫn không chịu hiểu điều này, họ luôn cho rằng kiểm soát số phận của các quốc gia khác là hợp lý và khả thi.

“Trung Quốc, Nga và I là những lực lượng gây bất ổn định”, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Sullivan khi ông công bố một báo cáo nhân quyền vào tháng 4 năm 2018. Những quốc gia này “đáng chê trách về mặt đạo đức và đang cố gắng làm tổn hại tới lợi ích của chúng ta”. Những lời nhận xét như trên quả thật không phù hợp với một số báo cáo cho rằng thậm chí trước cả khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống, một số nhân vật có ảnh hưởng ở Trung Đông – bao gồm Thái tử Abu Dhabi và Đại sứ Israel tại Mỹ – đã phát hiện Trump cố gắng đạt một thỏa thuận với Nga và Vladimir Putin.

Về cơ bản, đó là một sự trao đổi: để ép buộc Iran rút lui khỏi Syria, Moscow sẽ nhận được phần thưởng là việc dỡ bỏ các cấm vận và sự công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga. “Chúng tôi phải xem thế nào đã”, Trump đã nói như vậy khi được hỏi liệu ông có muốn thay đổi quan điểm của Mỹ về việc Nga can thiệp vào Ukraine hay không.

 

Những lực lượng gây bất ổn định dường như chỉ xuất hiện trong mắt của những ai thật sự mong muốn điều đó xảy ra. Khi gán cho một quốc gia là nhân tố gây bất ổn định, người ta dường như lại quên hoặc xem nhẹ tác động mà các cuộc can thiệp của Mỹ ở Iraq và Afghanistan mang lại trong vòng 15 năm qua, đó là còn chưa nói đến hàng thập niên trước đó, tính từ giữa thế kỷ XX. Niềm tin rằng chính các quốc gia khác mới là kẻ gây ra vấn đề khiến chúng ta tự hỏi rằng liệu Washington có học được bất cứ bài học nào từ lịch sử hay không. Trao đổi Ukraine để lấy Syria là một chuyện, nhưng mù quáng trước niềm tin có phần trớ trêu về tội lỗi của những quốc gia khác lại là một chuyện khác.”

– Trang 241-242 trong sách

 

VỀ TÁC GIẢ:

PETER FRANKOPAN (Sinh năm 1971)

● Giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine.

● Tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, và cũng từng là chuyên gia nghiên cứu tại ngôi trường này.

● Chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh.

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu. 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SQD

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOmega Plus
Ngày xuất bản2001-07-01 00:00:00
Dịch GiảNguyễn Thế Phương
Loại bìaBìa mềm
Số trang312
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hà Nội
SKU8690045789283
Liên kết: Sữa dưỡng trẻ hóa da Yehwadam Hwansaenggo Ultimate Rejuvenating Emulsion (140ml)