Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt

Tác giả: Trang Thanh Hiền | Xem thêm các sản phẩm Sách Tôn Giáo - Tâm Linh của Trang Thanh Hiền
Nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Cho đến ngày nay, không ai biết chắc chắn nghề tạc tượng có từ bao giờ nhưng sự ra đời và phát triển của nó lu...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt

Nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Cho đến ngày nay, không ai biết chắc chắn nghề tạc tượng có từ bao giờ nhưng sự ra đời và phát triển của nó luôn song hành với việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo nói chung. Những pho tượng Phật sớm nhất được biết đến ở Việt Nam hiện nay có niên đại khá muộn khoảng TK 11, trong khi đó sách vở thư tịch ghi chép về Phật giáo ở Việt Nam lại khá sớm. Theo đó, đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu công nguyên ở Luy Lâu, sau đó chuyển sang hai trung tâm Bành Thành, Lạc Dương ở Trung Hoa. Pho tượng Phật sớm nhất trong nghệ thuật Phật giáo Việt còn lại đến nay là tượng Adiđà chùa Phật Tích. Một trong những tác phẩm chuẩn mực nhất so với ba pho tượng có niên đại Lý còn sót lại. Nó giúp chúng ta hình dung về các nguyên tắc tạo tác tượng Phật giai đoạn này. Thời Trần, gần như không còn dấu tích nào về tượng Phật. Nghệ thuật Phật giáo thời Lê sơ thì hoàn toàn vắng bóng. Chỉ đến thời Mạc, với sự phục hưng của Phật giáo, nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời những tác phẩm được xem là di sản của người Việt còn lại đến ngày nay. Lúc này, nghệ thuật tạo tác tượng Phật cũng đã khác xa với các nguyên tắc tạo hình mà chúng ta đã biết đến vào thời Lý ảnh hưởng đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các tác phẩm vô cùng nổi tiếng niện đại TK 16 như Quan m chùa Hội Hạ, Di Đà Tam Tôn chùa Thầy, TK 17 như Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, TK18 như mười tám vị Tổ chùa Tây Phươ cùng vô số các pho tượng khác đã làm nên một điện Phật đông đảo.

Các tác phẩm điêu khắc phong phú và vô cùng sinh động này đã phản ánh thực tế nghệ thuật Phật giáo Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo thời Minh Thanh Trung Quốc. Dẫu vậy, điều thú vị là dù không ngừng tiếp nhận các nguồn ảnh hưởng, trải hàng bao thế kỷ, nghệ thuật Việt qua bàn tay tài hoa của những người thợ đã đồng hóa các nguyên tắc tạo hình đó để làm nên các giá trị bản sắc Việt độc đáo. Nếu theo các ghi chép về các vị tổ nghề ở Việt Nam, thì tổ nghề tạc tượng ở làng Sơn Đồng có thần tích từ trước thời Đinh, Lê; tổ nghề làng Bảo Hà, hay Hồng Lục, Liễu Chàng truyền nghề vào khoảng TK 17. Các sách tạo tác tượng Phật còn được bảo tồn trong kho di sản Hán Nôm hiện nay có niên đại muộn hơn nữa và thường được trùng san vào TK 19. Vậy việc tạo tác các pho tượng Phật trong các ngôi chùa Việt từ xa xưa cho đến nay đã được hình thành như thế nào (?). Các cuốn sách về tạo tác tượng Phật đó liệu có phản ánh được các giá trị, các chuẩn tắc được nhìn thấy trong các tác phẩm điêu khắc Phật giáo Việt (?).

Đây cũng là mục đích được chúng tôi đặt ra trong chuyên khảo này với hy vọng làm sáng tỏ được những vấn đề về nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam. Từ đó đưa ra cái nhìn về sự biến động, giao thoa, ảnh hưởng các yếu tố ngoại lai kể trên trong quá trình sáng tạo và phát triển. Chuyên khảo này chủ yếu tập trung vào nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt ở miền Bắc Việt Nam trước TK 19. Còn các ngôi chùa Việt ở miền Trung và Nam Việt Nam cũng được chúng tôi đề cập đến nhưng chỉ mang tính khái quát và làm phương diện để đối chiếu so sánh. Ngoài ra, để có thể nhận diện được bản sắc nghệ thuật Việt, cuốn sách này còn điểm ra hàng loạt các phong cách nghệ thuật điêu khắc Phật giáo châu Á, những phong cách lớn và những phong cách đặc thù. Đặt nghệ thuật Việt trong dòng chảy đa dạng phong phú và rực rỡ đó là cách để ta có thể thấy rõ hơn vị thế của mình, cùng những sáng tạo độc đáo của người Việt để góp vào đó một tiếng nói đặc sắc trong dòng chảy đó.

Lịch sử Phật giáo ra đời và phát triển cho đến nay đã trải qua hàng ngàn năm, song hành với nó là nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời ra hàng trăm những biểu tượng để sùng tín, tưởng niệm và hành pháp. Ở mỗi quốc gia, việc tạo tác tượng Phật lại mang những đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và thẩm mỹ của quốc gia đó. Nằm trong dòng chảy của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á, dù rằng các tác phẩm tượng Phật Việt không qui mô hay có kích thước thật đồ sộ, nhưng với những di sản mà cha ông ta đã sáng tạo nên, ta hoàn toàn có quyền tự hào.

Từ các điêu khắc tượng Adida chùa Phật Tích, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, đến những pho tượng chùa Tây Phương đã khắc họa nên một diễn trình Phật giáo đầy ý nghĩa, đậm biểu tượng bản sắc Việt. Có thể nói, công việc tạo tác tượng Phật là một công việc cầu kỳ, từ lựa chọn chất liệu cho đến việc vận dụng các nguyên tắc tạo tác và thực hành các kỹ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo tượng ở Việt Nam chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian truyền đời, mà ít khi dựa vào sách vở.

Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt, từ truyền thuyết cho đến hình tướng đã phản ánh một cách sinh động nhất sự tiếp thu hội nhập, Việt hóa các luồng tư tưởng khác nhau vào nghệ thuật Phật giáo. Qua các giai đoạn khác nhau, các dấu ấn văn hóa, các hệ thống biểu tượng trên các pho tượng Phật đã ghi nhận những sáng tạo độc đáo của người Việt để tôn vinh Phật pháp. Thông qua đó, người Việt gửi gắm các tư tưởng cao cả đến quảng đại chúng sinh. Vậy nên, ẩn chứa trong các pho tượng Việt là tâm hồn Việt, trí tuệ Việt là ý thức giải Hoa mạnh mẽ. Điều này đã khiến cho các điêu khắc Việt vừa tiếp nhận những tinh hoa của nghệ thuật thế giới vừa khắc họa nên được một dấu ấn riêng khó nhầm lẫn trong dòng chảy nghệ thuật châu Á.

Hơn nữa, nếu gạt qua tất cả những ngữ nghĩa của những câu truyện truyền thuyết Phật giáo cho các hình tượng điêu khắc trong chùa Việt, ta có thể thấy rằng các hình tượng hiện ra với các nhân tướng khác nhau là một sự phản ánh sinh động đời sống và nhân sinh quan của người Việt. Từ những kiếp người khổ đau gày trơ xương cho đến những vị sung sướng béo tốt bụng phệ, từ những đứa trẻ sơ sinh cho đến những vua, những quan, những lính, những dâ đều hiện diện. Bởi vậy mà nhiều khi, người Việt không thực sự hiểu hết những hình tượng, những truyền thuyết về nhân thân của các pho tượng đã tồn tại hàng trăm năm trong các ngôi chùa, nhưng rõ ràng các nhân vật đó vẫn hiện diện trong đời sống tâm linh, tinh thần của họ như một sự cứu rỗi, như một chốn nương náu để tìm về.

Trích dẫn sách:

Ngoài ra, hoàn cảnh xã hội cũng như vị thế của người hưng công vô cùng quan trọng để quyết định vị thế và qui mô ngôi chùa. Thời Lý – Trần, người ta chia chùa ra làm ba loại gồm: Đại danh lam, Trung danh lam và Tiểu danh lam. Đại danh lam và Trung danh lam thường là những ngôi chùa lớn có vị thế quốc gia hoặc do hoàng tộc và các vị quyền cao chức trọng trong triều đình đứng ra hưng công xây dựng. Còn Tiểu danh lam có thể hình dung là một ngôi chùa làng để cho các tín đồ Phật giáo giới bình dân đi lễ. Tuy nhiên có lẽ không phải cứ đại danh lam là kiến trúc ngôi chùa sẽ được xây thật lớn. Ví dụ như ngôi chùa Diên Hựu ở Thăng Long, trong mô tả của kinh sách, ngôi Chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Tiền đường là kiến trúc thế kỷ 18, Tháp Hòa Phong phía sau được cho là dấu tích của thế kỷ 10, đến thế kỷ 18 được tu sửa lại kích thước khá tương đương nhau. Qua hàng loạt các di tích thời Lý với hệ thống tượng ít ỏi đó ta có thể rút ra về một kiểu thức mặt bằng và lối bài trí điêu khắc đặc trưng cho giai đoạn này. Đó là dù công trình kiến trúc có thuộc vào hàng đại danh lam, trung danh lam hay tiểu danh lam, thì kiến trúc trọng tâm của ngôi chùa đều có dạng mặt bằng gần vuông mỗi chiều khoảng 9 -10m được bó vỉa bằng đá tảng tôn cao. Trên mặt bằng trung tâm này, người ta có thể dựng điện Phật, hoặc tháp. Điển hình là tháp Phật Tích, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long, tháp Long Đọ Các chùa như chùa Bà Tấm, chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng, hay chùa Diên Hự Trong lòng ngôi tháp đó hoặc nội thất trung tâm công trình kiến trúc gỗ đó thường chỉ tọa lạc một vị thần chủ. Theo các ghi chép của lịch sử Phật giáo thì vị Phật này có thể là Như Lai Đa Bảo, Phật Adiđà hoặc Quan Âm. Xung quanh điện Phật trung tâm này, người ta xây dựng các công trình kiến trúc phụ trợ và tùy theo địa thế của từng khu danh lam mà mặt bằng kiến trúc được thể hiện ra như thế nào. chùa này là ngôi chùa Hoàng gia với rất nhiều các công trình kiến trúc phụ trợ, nhưng Quan Âm Các – điện thờ Quan m lại có kích thước rất vừa vừa chứ không quá đồ sộ. Dù rằng ngày nay chúng ta không thể chắc chắn kiến trúc xưa của ngôi chùa thời Lý xây năm 1049 như thế nào, nhưng việc dựng lầu Quan Âm trên một cái trụ lớn có thể ít nhiều hình dung mô hình của điện thờ này mà chiếc cột đá chùa Dạm là hình mẫu từ một di tích khác. Các nhà nghiên cứu cho đây là một phần sót lại của di tích kiến trúc xưa. Kiến trúc chùa và điện Phật ở Bắc Bộ Những dấu tích cụ thể về kiến trúc chùa Việt hiện còn đến ngày nay có lẽ là kiến trúc chùa của thời Lý cách ngày nay khoảng hơn 1000 năm. Một số ngôi chùa nằm trong hệ thống chùa Tứ Pháp điển hình là chùa Dâu cũng cho ít nhiều gợi ý về mô hình của một kiến trúc tôn giáo trước TK thứ X. Các điêu khắc hiện còn như điêu khắc tượng Adiđà Phật Tích, Ngô Xá, Hoàng Kim, hay tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, Ngoài các pho tượng chiếm vị trí thần chủ kể trên thì ngôi chùa thời Lý còn có sự hiện diện của hệ thống tượng Kim Cương. Các tượng này có thể là tượng tròn, cũng có thể là phù điêu được chạm khắc gắn liền với ngôi tháp đá trung tâm. Các vị này với chức năng hộ pháp, bảo vệ giáo lý nhà Phật nên thường được đặt hai bên cửa mỗi mặt tháp quay về bốn hướng.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá FPS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhThái Hà
Ngày xuất bản2019-12-01 00:00:00
Kích thước20x20 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang339
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hà Nội
SKU4500413470330
Liên kết: Má hồng dạng nước Moisture Cushion Blush 03 Coral fmgt (màu Hồng Cam)