Tác giả: Lã Nguyên
Ngày xuất bản: 2018
Kích thước 15.5 x 23.2 cm
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 406
Nội dung:
Phê Bình Kí Hiệu Học - Đọc Văn Như Là Hành Trình Tái Thiết Ngôn Ngữ
Trên thế giới, kí hiệu học đã được nghiên cứu như là khoa học về kí hiệu từ đầu thế kỷ XX, và sau đó nó phát triển rầm rộ, lan rộng và được vận dụng ở khắp các nước từ Nga qua Mĩ, từ Tây Âu đến Đông Âu. Ở Việt Nam, kí hiệu học được khởi xướng bởi nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Hoàng Trinh, tuy nhiên, mãi những năm gần đây, kí hiệu học mới được dịch và ứng dụng như một lí thuyết bởi các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Lã Nguyê Với mục đích đưa phê bình kí hiệu học đến gần và "dễ hiểu" hơn với độc giả, như một cách tiếp cận mới để tìm ra cái hay, cái đẹp của văn học nghệ thuật, đem đến đời sống tinh thần phong phú cho độc giả, NXB Phụ nữ xin giới thiệu với bạn đọc cuốn Phê bình kí hiệu học - Đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn ngữ của nhà phê bình Lã Nguyên.
Phê bình kí hiệu học của Lã Nguyên là cuốn sách phát hiện lại lí thuyết trên một chất liệu mới là các tác phẩm văn học Việt Nam, tác giả hướng đến việc tái cấu trúc các hệ thống ngôn ngữ đặc thù làm nên các loại hình diễn ngôn trong văn học nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử và trong sáng tác của một số nhà văn, nghệ sĩ.
Cuốn sách gồm hai phần: Tiếng nói thời đại và Ngôn ngữ tác giả. Ở đây ngôn ngữ nghệ thuật của thời đại văn học (Nguyên tắc vẽ tranh, tạc tượng đài và chủ nghĩa hiện thực thị giác trong văn học Việt Nam trước 1975, Diện mạo văn học Việt Nam 1945-1975 nhìn từ góc độ thi pháp thể loại, Nhìn lại các bước đi. Lắng nghe những tiếng nó) và ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác cá nhân (Nguyễn Tuân nhà văn của hình dung từ, Thơ Tố Hữu kho "kí ức thể loại" của văn học từ chương, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt N) được khảo sát dưới ánh sáng của kí hiệu học diễn ngôn và thi pháp học lịch sử để có thể mô tả chúng trong sự thống nhất với nhau.