Sách Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Tác giả: Herman Aihara | Xem thêm các sản phẩm Sách Y Học của Herman Aihara
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Y Học || Sách Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Tên Nhà Cung Cấp: Thái Hà
Tác giả: HERMAN AIHARA
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Năm xuất bản: 2018
Trọng lượng (gr): 420
Số trang: 314
Hình thức: Bìa Mềm
Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng
Từ cuối thế kỷ trước cho tới thế kỷ này, rất nhiều khái niệm quan trọng của cuộc sống đã được đưa vào lĩnh vực sinh lý học. Trong số đó phải kể đến thuật ngữ môi trường bên trong (milieu interne) được Claude Bernard đưa ra và cân bằng nội môi (homeostasis) được Walter Cannon giới thiệu. Trong cuốn Chức năng cơ thể người (Function of the Human Body) của Guyton, có đoạn viết: “Claude Bernard là nhà sinh lý học vĩ đại thế kỷ mười chín. Ông là người đề xướng rất nhiều tư tưởng sinh lý học hiện đại và đã dùng thuật ngữ milieu interne, nghĩa là ‘môi trường bên trong’, để chỉ các chất dịch bao quanh tế bào.
Còn Walter Cannon, một nhà sinh lý học vĩ đại khác của nửa đầu thế kỷ 20, đã gọi việc duy trì trạng trái ổn định của các chất dịch này là homeostasis”. Để cân bằng nội môi, cơ thể phải duy trì rất nhiều điều kiện ổn định, bao gồm:
1. Nhiệt độ cơ thể (98,6oF hay 37oC)
2. Độ axit hoặc kiềm (pH) của các chất dịch trong cơ thể (thể dịch) 
3. Nồng độ của một số hóa chất nhất định hòa tan trong thể dịch
4. Nồng độ đường (glucose) trong máu
5. Tổng lượng thể dịch
6. Nồng độ oxy (O2) và các-bo-níc (CO2) trong máu
7. Tổng lượng máu …
Tiến sĩ Cannon đã nhận ra tầm quan trọng của sự cân bằng axit và kiềm trong thể dịch, đặc biệt là trong máu. Mặc dù y học phương Tây và môn sinh lý học đã phát triển giả thuyết cơ thể con người muốn duy trì sự cân bằng axit-kiềm trong máu thì nên giữ cho máu hơi thiên một chút về tính kiềm, song giả thuyết này vẫn chưa được phát triển sâu thêm ở lĩnh vực dinh dưỡng học.
Trong cùng khoảng thời gian đó, tại Nhật Bản có một vị bác sĩ nổi tiếng, đồng thời là giáo sư của Đại học Osaka – tiến sĩ Katase – đã dành toàn bộ cuộc đời mình để nghiên cứu về canxi: chức năng sinh lý học của nó trong chế độ ăn và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người. Ông nghiên cứu môn sinh lý học với mục tiêu phục vụ sức khỏe con người và một trong các kết luận của ông trùng hợp với kết luận của tiến sĩ Cannon. Tuy nhiên, tiến sĩ Katase quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe chứ không chỉ là sinh lý học thuần túy. Do đó, ông đã nghiên cứu mối tương quan giữa sự cân bằng axit-kiềm với thực phẩm. Ông cũng giới thiệu nhiều thực phẩm chứa canxi có tính kiềm cao.
Sớm hơn một chút so với tiến sĩ Katase, một vị bác sĩ quân y tại Nhật Bản tên là Sagen Ishizuka, sau 28 năm kinh nghiệm và nghiên cứu, đã kết luận rằng trong thể dịch của chúng ta có hai nguyên tố có tính kiềm giữ chức năng rất quan trọng đối với sức khoẻ. Theo ông, hai nguyên tố kiềm này quyết định đặc tính của thực phẩm và tương tự, quyết định đặc tính của người ăn những thực phẩm ấy. Hai nguyên tố đó là kali (potassium) và natri (sodium).
Một học trò của Ishizuka là George Oshawa đã tự chữa được căn bệnh “không thể chữa khỏi” của mình nhờ chế độ ăn do ông đề xuất. Người này sau đó phát triển sâu hơn nữa giả thuyết của Ishizuka và đặt tên là “chế độ ăn macrobiotic” (chế độ ăn thực dưỡng – trong tiếng Hi Lạp macro có nghĩa là lớn hoặc lâu dài còn bio nghĩa là cuộc sống). Oshawa đã “phương Đông hoá” khái niệm axit và kiềm bằng cách đặt cho chúng một tên gọi mới: âm và dương – hai khái niệm cơ bản và phổ biến nhất của triết lý phương Đông.
Trong các nghiên cứu của mình, tôi nhận ra chúng ta có thể tổ chức thực phẩm rất tốt nếu phân loại chúng theo hai cặp khái niệm cơ bản: axit/kiềm và âm/dương. Trong cuốn sách này, tôi cố gắng hợp nhất hai khái niệm axit/kiềm của phương Tây và  âm/dương của phương Đông, bởi việc kết hợp nhuần nhuyễn hai khái niệm này sẽ mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về ung thư khi sử dụng hai cặp khái niệm trên để lý giải và từ đó sẽ tìm ra chế-độ-ăn-chữa-ung-thư tối ưu hơn. Không chỉ mang đến lợi ích về sức khoẻ, khái niệm âm/dương còn mở ra trước mắt người phương Tây rất nhiều lĩnh vực tư duy rộng lớn của phương Đông và nhờ đó có được một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống cả trên phương diện tâm lý và tinh thần. Tương tự, khái niệm axit/kiềm giúp người phương Đông hiểu hơn về cuộc sống và được chỉ dẫn tốt hơn về sức khoẻ. Cuốn sách này được viết với tâm niệm về tất cả những lợi ích ấy.
Giá RAK
Liên kết: [V203] Phấn nước, Má hồng, Che khuyết điểm 3 in 1 Multi Swing Cushion