Giới thiệu Sách Giáo Trình Điện Tử Thực Hành
Công ty phát hành: Cty Thương mại STK
Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
Tác giả: Nhiều tác giả
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 400
Năm xuất bản: 2020
Điện tử thực hành là môn học cơ bản trong các Khoa Điện – Điện tử của nhiều trường. Cuốn “Giáo trình Điện tử thực hành” được biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học Điện tử thực hành, dùng trong các trường Cao đẳng, Đại học khối công nghệ. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất của môn học… và còn nhiều hơn thế nữa. Vì vậy, hiểu và thực hành theo những nội dung trong môn học này là việc không thể thiếu của các học sinh, sinh viên ngành kỹ thuật. Giáo trình gồm 3 tập: Tập 1: Giáo trình điện tử thực hành – DIODE. Tập 2: Giáo trình điện tử thực hành - Linh kiện 4 lớp (SCR, Triac, GTO…). Tập 3: Giáo trình điện tử thực hành – Transistor. Nội dung chính của tập 1 gồm 7 chương, trong mỗi chương được chia ra làm nhiều mục. Ngoài chương 1 giới thiệu nhập môn ngành điện tử cơ bản, các chương 2, 3, 4, 5 giới thiệu hệ thống đo lường, linh kiện thụ động R, L, C và thiết bị đo. Chương 6, 7 giới thiệu lý thuyết về Diode và các ứng dụng. Với cách trình bày minh họa dùng nhiều hình ảnh đồ họa, các tác giả hy vọng các Sinh viên sẽ nhanh chóng khai thác các thiết bị, linh kiện điện tử trong học thực hành. Giáo trình có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học khác có các ngành liên quan đến lĩnh vực này. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng sách: An toàn và nội quy xưởng thực hành là bài học đầu tiên khi thực hành tại xưởng điện tử. Hai nội dung này khi trình bày ở chương 1 chỉ nêu những nét chung nhất, tùy vào từng trường, đối tượng học, thiết bị thực tập… mà sẽ có những bài học An toàn và nội quy xưởng phù hợp nhất. Trong chương 4: Các dụng cụ đo cơ bản, các tác giả chỉ giới thiệu chủ yếu tới đồng hồ VOM và hướng dẫn sử dụng dao động ký là hai thiết bị đo không thể thiếu được dùng thường xuyên trong thực tập điện tử. Nếu bạn đọc muốn hiểu nhiều và sâu hơn về các thiết bị đo lường cũng như tự mình thiết kế các máy đo R, L, C, điện áp, điện dung, tần số… hiển thị số có thể tham khảo sách “Giáo trình đo lường cảm biến (Lý thuyết-Thực hành)” cũng do các tác giả biên soạn. Cần lưu ý: Dao động ký PINTEK PS 251 dùng để minh họa, hướng dẫn sử dụng trong sách có thể khác với các dao động ký sử dụng trong xưởng thực tập điện tử của bạn đọc, nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc thực tập vì nguyên lý và cách vận hành dao động ký đều gần gống nhau. Các giáo viên phụ trách thực tập xưởng sẽ giúp các bạn. Ngoài diode chỉnh lưu, diode zener, Led 7 đoạn, Led ma trận… đã trình bày trong sách còn có một số linh kiện hai cực khác cũng có cấu tạo là lớp tiếp giáp P-N. Tuy nhiên các linh kiện này có nguyên lý hoạt động, đặc tuyến và ứng dụng khác so với diode thông thường. Có thể kể đến một số linh kiện dạng này như: Diode Schottky, diode biến dung, pin mặt trời, diode quang, diode phát hồng ngoại, diode đường hầm… không được đề cập trong tập 1 mà sẽ được các tác giả trình bày trong Tập 2: Giáo trình điện tử thực hành - Linh kiện 4 lớp (SCR, Triac, GTO…).
Giá BSCM