Giới thiệu Sách - Kinh nghiệm để tránh sai lầm trong chẩn đoán và điều trị trong đông y (ngộ chẩn ngộ trị) Tặng sổ tay
Tác giả: Nguyễn Thiên Quyến
Giá bìa: 140.000 ₫
NXB: NXB Dân Trí
Phát hành: Minh Thắng
Năm xuất bản: 2020
Dạng bìa: bìa mềm
Số trang: 372 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
------------------------giới thiệu sách--------------------
-Có thầy thuốc cứng nhắc chỉ thấy chứng huyết là nhiệt mà dùng thuốc đắng lạnh để tiến công, không biết tới chỗ vị đắng tính lạnh chuyên tả Tỳ thổ; Tỳ thổ là gốc của con người. Bệnh hỏa mà tả thổ, hỏa chưa trừ được mà thổ đã bị bệnh, thổ bị bệnh thì Vị hư, Vị hư thì doanh khí không còn tư dưỡng trăm mạch nữa.
-Cho nên sách Trương thị y thông viết: “Tất cả các loại lương huyết tư âm, nên tránh xa vị mặn, nếu dùng nó để chữa bệnh, chỉ làm tổn thương Vị mà không còn năng lực dương sinh nữa”. Tỳ Vị một khi bị hại, bệnh càng khó khỏi. Đối với loại mất huyết mạn tính, càng phải cấm dùng thuốc đắng lạnh, sách Thẩm thị nữ khoa tập yếu viết: “Người xưa bảo chứng Băng đột ngột nên thanh, cân biết là chứng Băng mắc đã lâu không được dùng bừa thuốc mát, nếu không thì chẳng khác nào dùng bài thuốc vớ vẩn để chữa sống 358 Kinh nghiệm để tránh sai lầm trong chẩn đoán... bệnh”. --Có thầy thuốc hễ thấy xuất huyết là quen dùng thuốc đắng lạnh, thậm chí uống liên tục mấy thang, đã không hiệu quả mà còn tạo nên bệnh khác, đến lúc ấy vẫn chưa tỉnh ngộ, như Uông Thạch Sơn chữa một người trung niên, sắc mặt trắng nhợt, vốn quá mệt nhọc cả trong và ngoài hoặc tổn thương do ăn uống, khạc ra đàm rắn kèm sợi huyết. Vì uống lại thuốc hàn lương thanh Phế tiêu đàm tới hơn 50 thang, dẫn đến tiếng bớt trong dần rồi đến câm, miệng đắng lưỡi khô mà thường có rêu trắng, có lúc trong họng vướng mắc mà đau, cảm giác sợ lạnh, cho uống Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Mạch môn, Bối mẫu. Viễn chí, Phục thần, Đan bì, Táo nhân, Xương bồ, Cam thảo mà khỏi...
#sachdongy #sachthuoc #kinhnghiem
------------------
Giá DOLLAR