Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Ký hiệu và liên ký hiệu
Tác giả: Lê Huy Bắc
Khổ sách: 15x24 cm
Số trang: 392 trang
Năm xuất bản: 2019
Ký hiệu tồn tại như một sự tổng hòa các mối quan hệ văn hóa. Không thể có bất cứ một ký hiệu nào nằm ngoài văn hóa. Theo đó, ký hiệu không hề và không thể tồn tại như một thực thể độc lập tuyệt đối, mang một nghĩa tự trị đơn nhất. Ngay từ lúc ra đời, ký hiệu luôn được tri nhận trong các mối quan hệ văn hóa nhất định. Một ký hiệu, vì thế đã trở thành một tổ hợp ký hiệu trước và sau nó. Vậy nên, nó luôn là một liên ký hiệu.
Từ phát hiện này, chúng tôi tiếp cận ký hiệu ngôn từ ở chiều sâu của liên ký hiệu, đúng hơn là từ ký hiệu học hậu hiện đại. Khác với lẽ thường, thay vì lập mô hình để khu biệt và nhận dạng nghĩa của ký hiệu theo các cách nhà cấu trúc luận, chúng tôi đi giải cấu trúc ký hiệu để tìm bản chất của ký hiệu ngôn từ, tìm nội hàm của nó trong triết học, trong cổ mẫu, trong vô thức, trong quan niệm trò chơi hành dụng,… tóm lại là từ các mối liên kết nghĩa đa tầng bậc của chúng.
Sách này sử dụng lại, có sửa chữa cơ bản, một số chương đã in trong cuốn Ký hiệu học văn học, nhưng được sắp xếp để làm nổi bật lên tính liên ký hiệu - một đóng góp mang tính cá biệt của chúng tôi cho ngành ký hiệu học, vốn đã được khảo sát và ứng dụng rộng trên toàn thế giới. Nghiên cứu ký hiệu đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những tên tuổi như Charles Sanders Peirce, Ferdinand de Saussure, Roland Barthes, Jacques Derrida,… đã quá quen thuộc với giới học thuật Việt Nam. Hướng nghiên cứu này trên thế giới ắt hẳn đã có cả triệu công trình lớn nhỏ. Có thể kể các cuốn tiêu biểu: Claude Lévi–Strauss với Nhân học cấu trúc (Structural Anthropology, 1968); Jacques Lacan với Ngôn ngữ của cái tôi: chức năng của ngôn ngữ trong Phân tâm học (The Language of the Self: The Function of Language in Psychoanalysis, 1968); Terence Hawkes với Chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học (Structuralism and Semiotics, 1977); Jonathan Culler với Truy tìm ký hiệu (The Pursuit of Signs, 1981); Robert Scholes với Ký hiệu học và diễn giải (Semiotics and Interpretation, 1982); Thomas A. Sebeok (chủ biên), Ký hiệu chuyện kể: một khảo sát ký hiệu học (The Tell– Tale Sign: A Survey of Semiotics, 1975); Robert E. Innis (chủ biên), Ký hiệu học: Hợp tuyển nhập môn (Semiotics: An Introductory Anthology, 1985)…
Giá DOVU