Sách.__.Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam ( Bìa Cứng - Tái Bản)

Tác giả: Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi | Xem thêm các sản phẩm Sách Y Học của Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Y Học || Sách.__.Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam ( Bìa Cứng - Tái Bản)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách.__.Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam ( Bìa Cứng - Tái Bản)

Giới Thiệu Sách :

Sách : Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam
Số Trang : 1274
Năm Xuất Bản: 01 - 2015
Tác Giả : Đỗ Tất Lợi
Nhà Xuất Bản : NXB Y Học - NXB Thời Đại
Bìa : Cứng
Giá Bìa : 550.000
Kích Thước : 19x27 cm.

Tác phẩm Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam là hiện thân của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu dược liệu nổi tiếng ở nước ta. Có thể nói rằng cả cuộc đời của Giáo sư đã gắn liền với việc tìm tòi, sưu tầm các cây, con và khoáng vật, làm thuốc ở Việt Nam. Giáo sư đã đóng góp rất lớn vào việc tạo nguồn dược liệu cũng như các chế phẩm thuốc YHCT ở Việt Nam. Ngày nay, trong mỗi công trình nghiên cứu khoa học của các sinh viên, nghiên cứu sinh hoặc của cán bộ ngành YDHCT, không thể thiếu được tài liệu tham khảo quý giá này của Giáo sư.

Tác phẩm Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do NXB Y học xuất bản, bao gồm 1274 trang, được phân ra thành 3 phần lớn.

Phần I

Phần giới thiệu kiến thức nền của YDHCT, chiếm 28 trang, đó là các cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng của thuốc theo Đông y, trong đó, tác giả chỉ điểm qua nội dung của một số học thuyết YHCT: học thuyết “âm dương, ngũ hành, kinh lạc”, những vấn đề có liên quan đến tác dụng của dược liệu, đồng thời cũng đề cập đến cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại.

Phần II

Là nội dung chính của Tác phẩm, với tiêu đề: “Những cây thuốc và vị thuốc”, chiếm tỷ trọng lớn về trang lượng, lên tới 1021 trang.

Trong phần này, tác giả đã tập trung giới thiệu các vị thuốc theo từng nhóm bệnh, có tới 23 nhóm. Ví dụ: Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ có 29 vị; các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa có tới 73 vị; các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán có 12 vị; các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ có 31 vị,… Rồi lần lượt, giới thiệu về các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu, thông mật, thuốc cầm máu, thuốc hạ huyết áp, các cây và vị thuốc có chất độc, các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa, chữa đi lỏng, đau bụng, nhuận tràng và tẩy, chữa đau dạ dầy, chữa tê thấp đau nhức, đắp vết thương, rắn rết cắn, chữa bệnh mắt, tai, mũi, răng, họng, chữa bệnh tim, chữa cảm sốt, chữa ho hen, thuốc ngủ, an thần, trấn kinh, các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng có nguồn gốc thảo mộc, các vị thuốc bổ có nguồn gốc động vật, các vị thuốc khác có nguồn gốc động vật, các vị thuốc có nguồn gốc khoáng vật. Nếu tính về số vị thuốc và cây thuốc trong tác phẩm, con số lên tới 753 vị, trong đó chủ yếu là các cây thuốc và vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc: 678 vị, chiếm tỷ lệ 89,40 %; các vị thuốc có nguồn gốc động vật là 57 vị; có nguồn gốc khoáng vật là 18 vị. Như vậy, số vị thuốc, có nguồn gốc động vật và khoáng vật chỉ chiếm 10,60%.

Điều đáng lưu ý là trong mỗi cây thuốc, mỗi vị thuốc, tác giả đã giới thiệu rất kỹ nguồn gốc của chúng thông qua tên gọi của vị thuốc, cây thuốc. Và điều đó cũng rất đa dạng, có khi một vị thuốc có đến 4 hoặc 5 tên gọi khác nhau: Tên thường gọi, tên địa phương, tên của các dân tộc thiểu số, rồi tên nước ngoài, đặc biệt lại có tên Latinh để tra cứu, rất tiện lợi cho độc giả. Tiếp tiếp theo là phần mô tả vị thuốc, phân bố thu hái và chế biến, rồi đến thành phần hóa học, tác dụng dược lý và cuối cùng là công dụng và liều dùng. Điều đó nói lên rằng, có rất nhiều tư liệu quý giá, mà độc giả có thể được hỗ trợ ở mỗi phần của tác phẩm này.

Phần III

Phần phụ lục của cuốn sách có 51 trang, tác giả đã dành một ít trang lượng để giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của hai đại danh y nước ta là thiền sư Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Ngoài ra, tác giả cũng dành một số trang để giới thiệu về việc tổ chức khai thác sử dụng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong phần này cũng có đề cập đến quan điểm của một số nhà nghiên cứu dược liệu nước ngoài viết về thân thế sự nghiệp cũng như đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học của GS.TS. Đỗ Tất Lợi.

Thông qua tác phẩm Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, chúng ta, lại có dịp tưởng nhớ tới cố GS.TS. Đỗ Tất Lợi, một nhà giáo, suốt đời tận tụy với sự nghiệp.
Giá mCELO
Liên kết: Mặt nạ chăm sóc da tay Rich Hand V Special Care Hand Mask The Face Shop