Giới thiệu Sách - Phía Nào Sương Thôi Rơi
Sách - Phía Nào Sương Thôi Rơi
Tác giả Niê Thanh Mai
Nhà xuất bản NXB Văn Học
Đơn vị phát hành Công ty Cổ phần Sbooks
Ngày xuất bản 03-2021
Số trang 196
Kích thước 13 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Những năm 2000, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc vượt thoát ngoạn mục khỏi ranh giới vùng miền của các cây bút trẻ Tây Nguyên. Họ liên tiếp giành được các giải thưởng văn học uy tín.
Ở lĩnh vực văn xuôi, có thể kể đến Đỗ Tiến Thụy giải Nhì bút kí Văn nghệ quân đội (2003), giải Tư truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội (2002), Đặng Minh Sáng giải Tư truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội (2006), Nguyễn Toàn giải Tư truyện ngắn Báo Văn nghệ (2007)...
Với Niê Thanh Mai là giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 (tập truyện ""Suối của rừng""), giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 2006 (truyện ngắn ""Giữa cơn mưa trắng xoá"" và ""Cửa sổ không có chắn song"").
Truyện ngắn của Niê Thanh Mai dẫn người đọc về với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, để được hòa mình vào vùng văn hóa giàu trầm tích với những tập tục đậm dấu vân hoa tộc người. Đấy là một cao nguyên đẹp và tình, dạt dào, phóng khoáng từ thiên nhiên đến con người. Nhưng ám ảnh, dư ba - trong lòng người đọc là những câu chuyện buồn, thật buồn về những kiếp phận rời rừng xuống phố, là cái chênh chao biến đổi của văn hóa tộc người trong thời kì mọi xóm bản, buôn làng đều mở toang cánh cửa để bước ra với thế giới bên ngoài. Tưởng chừng chỉ lớp trẻ bồng bột, háo hức cái mới chịu ảnh hưởng của những cơn gió đắng thổi tới, mà lớp người già cũng không tránh khỏi khô rỗng, đơn độc, thất vọng bởi những đứt gãy ngay trước mắt, ngày càng dữ dội.
""H""Linh nhìn thấy hình người bay ngang trời, lơ lửng giữa cơn mưa trắng xoá. Hoá ra là anh rể, anh nhổ bức tượng khỉ mặt nhàu, sầu thảm ở vườn nhà ông chủ vác lên vai. H""Linh chạy ra giằng giữ lại, ôm lấy tượng. Nước mắt mặt khỉ sầu não lẫn nước mưa chảy xuống mặt tái xanh lạnh ngắt của H""Linh. Nước mắt tượng khỉ, nước mắt H""Linh nhiều như mưa giữa trời đêm. Trắng xóa và tê buốt. Rồi ánh chớp! Và tiếng sét xé toạc không gian. Xồng xộc mùi phân bò hòa lẫn nước mưa. Anh rể đang vác tượng gỗ mặt khỉ mặt sầu đau đi giữa cơn mưa trắng xoá"". Cái kết này trong truyện ngắn ""Giữa cơn mưa trắng xóa"" như một đoạn phim câm, tôi tin rằng giống như tôi, nhiều bạn đọc còn mãi bị ám ảnh.
Và hàng loạt các truyện khác nữa của Niê Thanh Mai: ""Xó rừng"", ""Vị mật"", ""Gió lạnh thì buốt sống lưng"", ""Về bên kia núi"", ""Làng của cha tôi""... (trong các tập ""Suối của rừng"" (2005), ""Về bên kia núi"" (2007), ""Sớm mai rực rỡ"" (2010) là hồi chuông róng riết về sự đổ gãy tình người, vong bản chính mình, lạc trôi văn hóa...
Dường như với chị viết là hơi thở, là máu thịt, là trả nợ với nơi chốn sinh thành nên nó sống động, chân thực, không hề có dấu vết của sự làm màu, lên gân. Văn chương cất lên khúc bi ca của thân phận nhưng và phải nối được những mạch đập yêu thương từ trái tim người đến trái tim người, dẫn người ta từ vùng tăm tối, mê lầm, khổ đau đến với ánh sáng tươi mới của ngày mai.
Đấy là những gì mà người đọc giải mã được từ tín hiệu mĩ cảm mà truyện ngắn Niê Thanh Mai truyền đi qua con chữ, qua từng câu chuyện, còn tác giả thì lại cho rằng mình chẳng suy nghĩ nhiều về cái gọi là ""quan niệm văn chương"".
Mai bộc bạch: ""Tôi viết cũng giống như cách những người con gái Ê đê yêu và sống, rất bản năng. Nhưng cái tôi khao khát là làm thế nào để mọi người thấy được, Tây Nguyên và con người Tây Nguyên vận động không ngừng, họ có chiều sâu trong suy nghĩ, trong cuộc sống. Cho dù thời đại và cuộc sống có thay đổi thế nào đi nữa, họ cũng luôn mong muốn buôn mình, làng mình và cuộc đời mình những điều đẹp nhất""."
Giá BMS