Giới thiệu Sách Thái Hà - Chuyện Trên Mây - Tập 1
GIỚI THIỆU SÁCH
Phật đạo luôn nhắc đến hai từ “viên mãn”! Ở góc nhìn nào đó, viên mãn còn mang ý nghĩa về sự toàn bích của hai thành phần chính làm nên Phật đạo, đó là Giáo tông và Tâm tông! Người xưa thường ví Giáo Tông và Tâm tông trong Phật đạo như đôi cánh của một con chim, như hai chân của một người... Con chim mà đôi cánh không hoàn hảo sẽ không thể bay cao, bay xa... Con người mà đôi chân không lành lặn, sẽ khó có thể hoàn thành hành trình dài hơi đầy khó khăn, nhiều thử thách!
Phật đạo là chân lí, mà chân lí chính là sự thật hằng hữu trong mỗi pháp... Mà, đã là sự thật hằng hữu thì không có cái được gọi là bí mật! Vì thế, cái cớ sự được gọi là “bí” chỉ xảy ra khi người ta không hiểu (điều gì đó)... Cái cớ sự được gọi là “mật” chỉ xảy ra khi người ta không thấy (điều gì đó)... Ta có thể tạm hiểu: Không hiểu gọi là bí, không thấy gọi là mật! Để con đường tu tập và giáo pháp không còn bí mật, người tu hành thành tựu Giáo tông sẽ giải quyết cớ sự bí, cho ra Thuyết thông... Thành tựu Tông thông sẽ giải quyết cớ sự mật, cho ra Tông thông! Vì thế, kinh Lăng Già Phật dạy: “Ta có hai thứ thông, Thuyết thông và Tông thông, thuyết dạy kẻ đồng mông, tông vì người tu hành...”. Tổ Huệ Năng cũng nói: “Thuyết thông và Tông thông, như mặt trời giữa hư không, duy truyền pháp kiến tánh, xuống thế phá tà tông...”. Thiết nghĩ, lời Phật (Vị khai sáng Phật đạo) và lời Tổ Huệ Năng (Vị Tổ cuối cùng được chánh truyền đạo ấy) đã nói lên sự quan trọng của Giáo tông và Tâm tông là như thế nào!?
“Chuyện trên mây” cuốn sách bao gồm 88 bài viết nhỏ của tác giả Lý Tứ viết về nhiều chủ đề khác nhau của đạo Phật như vô tu vô chứng, sở tri chướng, phiền não chướng, ăn chay hay ăn mặn v.v. Cuốn sách được chia thành rất nhiều bài nhỏ, mỗi bài nói về một vấn đề trong đạo Phật theo cách thú vị và hóm hỉnh mà vẫn sâu sắc của tác giả.
---------------------------------------
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
Tác giả Lý Tứ
NXB NXB Hà Nội
Năm XB 2021
Số trang 240
Hình thức Bìa Mềm
Giá TDROP