Giới thiệu Sách - Tổng quan về Phật giáo Mật Tông Tây Tạng
Tổng quan về Phật giáo Mật Tông Tây Tạng
(Tặng kèm Postcard bốn mùa ngẫu nhiên)
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Lama Ngawang Samten
Ngày xuất bản: 08-2019
Kích thước: 15.5 x 24 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 364
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hà Nội
[ThaiHaBooks] Cuốn sách “Tổng quan về Phật giáo Mật tông Tây Tạng” trình bày và tìm hiểu một cái nhìn toàn diện của Mật tông Tây Tạng, với hy vọng đưa ra một “tổng hợp thể” về Mật tông Tây Tạng. Sự hiểu biết tổng quan và đại cương này rất cần thiết, để cho những người muốn tìm về giáo lý và hành trì Mật tông có được một tài liệu tham khảo và minh định hướng đi của mình trên con đường tìm về chân lý của chư Phật.
Mỗi chúng sinh đều thọ thân người với những thuộc tính và căn cơ khác nhau. Cho nên mỗi người phải tự mình chọn lựa pháp môn thích hợp. Chỉ riêng về Mật tông Tây Tạng đã có nhiều trường phái riêng biệt, mỗi trường phái lại có ngàn vạn pháp môn khác nhau, không thể nào tìm học cho hết dù dành cả đời mình để học hỏi.
Do đó cuốn sách này cũng chỉ giới hạn về đại cương quá trình hình thành Mật tông Tây Tạng qua lịch sử và các trường phái chính cũng như các pháp môn hành trì rộng rãi nhất của các trường phái đó, để người sơ cơ có thể từ đó tìm hiểu và chọn hướng đi phù hợp với căn cơ của mình.
Trích đoạn:
Lịch sử Phật giáo thế giới qua ba kỳ chuyển pháp luân
Để có thể hiểu được Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong quá trình tu tập đạt giác ngộ, chúng ta hãy tìm hiểu, xem lại nguồn gốc và lịch sử Phật giáo Ấn Độ.
Trước hết, chúng ta đều biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh trong thế giới của nhân loại với hạnh nguyện cao cả giúp chúng sinh giải quyết vấn đề của sinh tử. Thời bấy giờ nước Ấn Độ nằm trong chế độ quân chủ. Về đời sống vật chất thì người dân sống khổ sở trong một xã hội đặt nền tảng trên sự phân chia giai cấp, bất công và áp bức, bao gồm những giai cấp chính sau đây:
Bà La Môn (Brahman) là những giáo sĩ, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự có quyền ưu tiên, được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
Sát Đế Lợi (Kastrya) là hàng vua chúa quý phái, nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
Vệ Xá (Vaishya) là những hàng thương gia điền chủ.
Thủ Đà La (Shudra) là hàng dân nô lệ bần tiện, nên an phận làm tôi đòi suốt đời cho các giai cấp trên.
Ngoài ra còn có một hạng tiện dân gọi là Chiên Đà La (s. Candala), không thuộc về giai cấp nào cả, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, tệ hơn cả súc vật, ai cũng kinh tởm không dám đụng đến người, sống một kiếp thật là khổ nhục.
Còn về phương diện tâm linh, xã hội Ấn Ðộ lúc bấy giờ cũng sống trong một tình cảnh hỗn loạn. Các trào lưu tôn giáo, các hệ thống triết học, tư tưởng cũng ở trong một hoàn cảnh vô cùng hỗn độn. Đủ loại tín ngưỡng, đủ loại triết thuyết ra đời. Từ thờ phụng các vị thần thế gian cho đến các vị trời như Phạm Thiên, thờ thần lửa, thần sông, thần núi, cho đến tu lõa thể, hoặc tôn thờ những loài vật. Các triết học đủ loại, từ cụ thể đến trừu tượng, lập thuyết trên thời gian, trên không gian, chủ trương nhất nguyên, nhị nguyên, đa nguyên… Hàng trăm hệ phái khác nhau, luôn luôn tranh luận, hý luận không ngừng, đả kích chống báng nhau. Các vị luận sư thời đó ai ai cũng cho mình là giỏi nhất, biện tài nhất, trong khi thực tế thì các tầng lớp dân chúng khổ sở dưới ách thống trị của giai cấp, bất công và áp bức, còn hý luận của họ chẳng hề cứu độ gì được những người dân nghèo khổ.
Tất cả xã hội lúc bấy giờ đang điên đảo trong khổ đau vật chất lẫn tinh thần, qua những tà thuyết rối loạn. Trong tình trạng đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh và khai thị cho con người theo về chính đạo.
...
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá DOGE