Giới thiệu Sách - Xác Định Hình Dạng Tiết Diện Và Chống Giữ Công Trình Ngầm (Hầm, Lò) Bằng Neo
Sách - Xác Định Hình Dạng Tiết Diện Và Chống Giữ Công Trình Ngầm (Hầm, Lò) Bằng Neo
Tác giả TS. Phạm Thị Nhàn (Chủ biên) - TS. Đỗ Ngọc Thái - TS. Phạm Văn Hùng - KS. Ngô Đức Quyền
Nhà xuất bản NXB Xây Dựng
Đơn vị phát hành NXB Xây Dựng
Ngày xuất bản 10-2021
Số trang 188
Kích thước 19 x 27 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Ngành Công nghiệp khai khoáng Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm nay, trong đó chủ yếu là khai thác than. Do phần khoáng sản nằm gần mặt đất đã khai thác cạn kiệt nên trong tương lai sẽ khai thác phần khoáng sản ở dưới sâu và như vậy phương pháp khai thác chủ yếu sử dụng là phương pháp khai thác hầm lò. Khi khai thác bằng phương pháp hầm lò cần phải tiến hành khai đào hệ thống các đường lò vào trong khối đất đá và than để phục vụ cho công tác khai thác. Theo thống kê mỗi năm ngành than phải đào hàng vạn km đường lò trong đó các đường lò đá chiếm khoảng 25% còn các đường lò than chiếm khoảng 75%.
Kết cấu chống giữ cho đường lò đã trải qua các loại như: kết cấu chống gỗ, kết cấu chống thép, kết cấu chống gạch xây, kết cấu chống bê tông phun, bê tông liền khối, kết cấu chống neo và kết cấu chống phức hợp từ các loại hình kết cấu chống trên. Thực tiễn thi công tại các đường lò trong và ngoài nước cho thấy kết cấu chống neo có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình kết cấu chống khác như: nâng cao độ ổn định cho đường lò, giảm giá thành đào chống, giảm khối lượng công tác duy tu sửa chữa đường lò, giảm cường độ lao động, nâng cao hiệu quả chống giữ cho đường lò. Vài thập niên vừa qua ngành khai thác mỏ của nước ta cũng đã sử dụng kết cấu neo để chống giữ các đường lò. Các loại neo đã được sử dụng bao gồm: neo cơ học đầu nở, neo ma sát dạng ống chẻ, neo bê tông cốt thép, neo chất dẻo cốt thép và neo cáp. Có thể nói các loại neo đã sử dụng trên thế giới cũng gần như được áp dụng vào chống giữ các đường lò trong nước ở các hình thức thử nghiệm hoặc phổ biến. Nhưng trong thời kỳ đầu áp dụng kết cấu neo do lý thuyết chống neo, phương pháp thiết kế tính toán các tham số của neo, lựa chọn vật liệu thiết bị thi công neo còn chưa thành thục nên công tác chống giữ đường lò bằng neo phát triển chậm, áp dụng mang tính cục bộ.
Hiện nay, tại các mỏ than hầm lò của nước ta, kết cấu chống neo đã được áp dụng thành công trong các đường lò đá và bắt đầu áp dụng tại các đường lò than, đất đá mềm yếu. Khi đào qua than đường lò thường chịu áp lực động trong quá trình khai thác và đào qua đất đá mềm yếu đường lò thường bị biến dạng lớn vì vậy yêu cầu kỹ thuật chống giữ bằng kết cấu neo cần cao hơn và đây đang là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển áp dụng rỗng rãi công nghệ đào chống lò bằng neo."
Giá PANDA