Bạn đọc đang cầm trên tay cuốn “Các Tác Giả Văn Chương Việt Nam”, mà nội dung của nó là những phác thảo chân dung, sự nghiệp sáng tạo của hơn 1.700 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, nhà dịch...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Các Tác Giả Văn Chương Việt Nam - Tập 2

Bạn đọc đang cầm trên tay cuốn “Các Tác Giả Văn Chương Việt Nam”, mà nội dung của nó là những phác thảo chân dung, sự nghiệp sáng tạo của hơn 1.700 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, nhà dịch thuật văn học, kịch từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, từ nhà văn Đại sư Khuông Việt đến các nhà văn, nhà thơ còn trẻ tuổi đời, tuổi nghề, nhưng đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc như Nguyễn Trọng Định, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý

Tác giả của bộ sách này vốn là một nghệ sỹ nhiếp ảnh - Trần Mạnh Thường. Không kể những tác phẩm nhiếp ảnh được tập hợp trong các tập sách ảnh “Việt Nam di tích và thắng cảnh”, “Nét đẹp Đông Dương”, ông còn là tác giả của hàng chục cuốn sách biên khảo về các lĩnh vực văn học, nghệ thuật có quy mô rộng lớn về đối tượng mô tả, nghiên cứu, chẳng hạn cuốn “Những kiệt tác văn chương thế giới” (lược thuật), “Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỷ XX”, “Danh nhân thế giới về khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật”, “Việt Nam văn hóa và du lịch”, “Những di sản nổi tiếng thế giới”, “Những thành phố nổi tiếng thế giới” Cuốn nào cũng dày dặn trên dưới ngàn trang.

Coi nghệ thuật nhiếp ảnh là nghề chính của mình, nhưng Trần Mạnh Thường không xa lạ với văn chương và các bộ môn nghệ thuật khác. Ông yêu văn thơ, đặc biệt ông yêu quý, kính trọng những người đã sáng tạo nên những áng văn, vần thơ. Và thế là liên tục xuất hiện một thói quen, một đam mê, kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông đến lúc du học ở nước ngoài, ngày còn trẻ tuổi cũng như khi đã quá tuổi hưu trí, đọc được cuốn sách, tờ báo, hễ thấy một bài bình luận, một thông tin, một giai thoại nào về nhà văn, ông liền biên chép, photo copy cất giữ lại. Qua hàng chục năm liên tục thu thập kiến thức như thế đã đem lại cho ông một hiệu quả bất ngờ. Năng nhặt chặt bị! Cuối cùng ông đã có trong tay một khối lượng tư liệu không nhỏ về các nhà văn. Và thế là xuất hiện ý định làm một cuốn sách “Các tác giả văn chương Việt Nam”, một loại sách công cụ giúp cho bạn đọc có thể từ đó dễ dàng tra cứu, tìm hiểu những điều cần biết chủ yếu nhất về các nhà văn.

Tất nhiên, từ ý định đến thực hiện là cả một chặng đường gian nan vất vả. Những nó lực của tư duy trong việc sàng lọc, hệ thống hóa nguồn tư liệu bề bộn do bản thân thu nhận được, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu, kiểm tra lại và nhất : bổ sung thêm bằng các nguồn tư liệu mà những người đi trước, những bậc thầy Soạn thảo. Đặc biệt ông đã kỳ công gửi những bài viết của mình đến cho từng tác giả nhờ họ xem lại sửa chữa bổ sung thêm bớt, hoặc đính chính những sai sót.

Công việc không đơn giản, vì bản chất của việc khảo cứu của thể loại chân dung nhất là chân dung nhà văn và vì sự nghiêm cân của phong cách làm việc của chính bản thân Trần Mạnh Thường. Quả thực những đức tính riêng của nghề cầm máy ảnh - tôn trọng sự thật đã phù trợ ông, đặt cho ông yêu cầu cao nhất về tính chính xác của nguồn tư liệu về mỗi nhà văn, đặc biệt các nhà văn của những thế kỷ trước. Trần Mạnh Thường rất coi trọng việc gặp gỡ trao đổi trực tiếp với từng đối tượng. Gặp Nguyễn Đình Thi vào những ngày cuối đời của nhà văn, ông may mắn được nhà văn đính chính lại một vài chi tiết trong tiểu sử của mình vào văn bản ông viết. Nhà thơ Huy Cận trong một lần gặp gỡ đã sửa chữa cho ông một nhận định quan trọng: Huy Cận là nhà thơ của đời và vũ trụ, mà vũ trụ cũng là đời, còn Xuân Diệu mới là nhà thơ của tình yêu và vũ trụ. Trong tinh thần thực sự cầu thị, Trần Mạnh Thường đã cất công về tận Thái Bình quê hương hai nhà thơ, văn tàn tật Đỗ Trọng Khơi và Trần Văn Thước để tận mắt nhìn thấy thực tế cảnh sống và sáng tác của họ.

Không phải cuộc gặp nào cũng suôn sẻ. Và dầu đã có những cuộc đi xuyên Việt qua Nghệ An vào Huế, Đà Nẵng đến tận Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu L để gặp từng nhà văn, nhưng cũng không thể gặp được tất cả như mong muốn. Vì thế một số nhà văn Trần Mạnh Thường phải liên hệ qua con đường thư từ và may mắn thay ông được sự hưởng ứng nhiệt tình của họ.

Trần Mạnh Thường đã bỏ công gần chục năm để hoàn thành cuốn sách này. Ông rất vui, nhưng ông nói một cách thành thực rằng “đây là công trình đánh trống qua cửa nhà sấm, vì với văn chương, tôi cũng chỉ là kẻ ngoại đạo”. Điều đó có thể đúng? Và nếu đúng, thì nó sẽ thể hiện ở sự đánh giá, nhận định về mỗi nhà văn. Ở đây, Trần Mạnh Thường chủ yếu dựa vào nhận xét, đánh giá của dư luận bạn đọc và trích dẫn từ các bài phê bình của các nhà lý luận phê bình văn học, còn cảm quan riêng, ông chỉ bộc lộ một cách tế nhị và dè dặt.

Trong công trình này, không thể nói là soạn giả đã bao quát hết toàn bộ đội ngũ nhà văn Việt Nam. Có thể còn thiếu nhiều tên tuổi mà tác giả chưa được biết hoặc không có tài liệu để viết.

Cuốn “Các Tác Giả Văn Chương Việt Nam” là công trình biên soạn của một co nhân, lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, những thiếu sót, khiếm khuyet, cập về một tác giả, về toàn bộ cuốn sách là điều chắc chắn khó tránh khỏi. ^^ nhiên, hy vọng về sự có ích của cuốn sách mang tính công cụ này, chúng đo - được bày tỏ ở đây sự đánh giá cao công sức, nhiệt tình của soạn giả và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...


Giá XCH

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Hồng Đức
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU6305177817173
Liên kết: Mặt nạ việt quất Real Nature Mask Blueberry TheFaceShop (Mới)