Triết học pháp quyền - W. Hegel
Dịch giả: Phạm Chiến Khu
Năm xuất bản: | 2019 |
Khổ sách: | 14.5X20.5 |
Số trang: | 688 |
Tác giả: | G. WF. Hegel |
Nhiều người coi đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền là sự đề cao, tôn vinh pháp luật. Tuy nhiên, theo Hêgen và các triết gia tư sản, đó là một quan niệm chỉ đúng phần nào. Nếu chỉ dừng lại ở quan niệm này thì tư tưởng về nhà nước pháp quyền không khác gì với tư tưởng pháp trị.
Hêgen là một trong những nhà triết học tiền bối, có nhiều đóng góp trong việc phát triển lý luận về nhà nước pháp quyền tư sản. Ông đã dùng phép biện chứng luận chứng cho sự tất yếu ra đời của hình thái nhà nước pháp quyền tư sản. Như chúng ta đã biết, phép biện chứng của Hêgen và phép biện chứng của Mác, Ăngghen là rất khác nhau (không phải chỉ ở chỗ một bên là duy tâm, một bên là duy vật). Ở đây, chỉ xin tóm lược một số nội dung trong phép biện chứng của Hêgen, khác với phép biện chứng của Mác, Ăngghen nhưng là cơ sở triết lý của Hêgen và của các triết gia tư sản khác về nhà nước pháp quyền tư sản.
Theo Hêgen, thế giới thể hiện dưới 3 cấp độ và ở mỗi cấp độ đó, phép biện chứng có sự thể hiện rất khác nhau:
1) Tồn tại: Đây là cái vỏ bề ngoài, nông nhất mà chúng ta có thể cảm giác được. Các quy định (phạm trù) cơ bản của lĩnh vực này là chất - lượng - độ. Phép biện chứng ở đây là sự CHUYỂN HOÁ THÀNH MẶT ĐỐI LẬP. Vương quốc của chất - lượng - độ là thế giới vô cơ (theo Hêgen, trong thế giới hữu cơ, các quy luật của chất - lượng - độ chỉ giữ vai trò thứ yếu, bị chi phối bởi các quy định cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất).
2) Bản chất: Cái tầng sâu hơn của thế giới. Các quy định cơ bản của lĩnh vực này là đồng nhất, khác biệt, căn cứ, thực tồn, ngẫu nhiên, tất yếu, khả năng, hiện thực, nhân quả, thực thể Phép biện chứng trong lĩnh vực này là sự HIỆN HÌNH CỦA CÁI NÀY TRONG CÁI KIA của các mặt đối lập.
3) Khái niệm (hiện thân của nó là giới hữu cơ, sự sống): Tầng sâu nhất và cũng có thể nói cao nhất của thế giới. Các quy định chủ yếu ở đây là cái phổ quát, cái đặc thù và cái đơn nhất (hoàn toàn khác với cặp phạm trù cái chung và cái riêng của triết học mácxít). Phép biện chứng trong lĩnh vực này là sự PHÁT TRIỂN. Theo Hêgen, khái niệm là bản chất, là quy luật vận động và phát triển sống động của giới hữu cơ, nó tồn tại khách quan cũng như các quy luật của thế giới vô cơ. Khái niệm không phải là sản phẩm hoạt động tư duy của chúng ta, do chúng ta sáng tạo ra và đem gán cho sự vật, ngược lại, khái niệm là bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của sự vật. Tư duy của chúng ta chỉ có thể phản ánh về nó mà thôi. Chỉ có những khái niệm chủ quan, không đúng với bản chất của sự vật mới là sản phẩm tư duy của chúng ta. Sản phẩm cao nhất trong sự phát triển của cuộc sống, theo Hêgen, đó là ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối, theo Hêgen, trước hết đó là "sự thống nhất giữa ý niệm lý luận và ý niệm thực tiễn và do đó cũng là sự thống nhất giữa ý niệm cuộc sống và ý niệm nhận thức"(1).
Chỉ trong lĩnh vực hữu cơ mới có quy luật phủ định của phủ định và quy luật này ở Hêgen khác hoàn toàn với ở Mác, Ăngghen. Cả Hêgen và Mác, Ăngghen đều nói: Nhờ quy luật phủ định của phủ định, sự vật quay trở lại với chính mình nhưng ở một trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, trong cách diễn giải thì nội dung hoàn toàn khác nhau. Quy luật phủ định của phủ định ở Hêgen không phải là sự phủ định 3 bước như chúng ta thường nghĩ mà là sự phủ định liên tục, không ngừng (Hêgen thường hay gọi là sự phủ định tuyệt đối). Theo Hêgen, bản chất của cuộc sống là cái phổ quát, sự thống nhất bao trùm, không ngừng vận động vượt qua các giới hạn (cái đặc thù) của chính bản thân mình; cái phổ quát bao gồm trong nó cái đặc thù và chỉ tồn tại thông qua sự phủ định liên tục cái đặc thù. Trong quá trình phủ định này, không chỉ cái phổ quát được củng cố và phát triển, còn cái đặc thù thì biến mất mà ngược lại, cái đặc thù cũng càng ngày càng phát triển rực rỡ hơn; sự phát triển của cái phổ quát là tiền đề cho sự phát triển của cái đặc thù và ngược lại, sự phát triển của cái đặc thù là điều kiện để cái phổ quát phát triển. Hêgen lấy ví dụ về sự phát triển này như sau: cái cây với tất cả các quy định đặc thù của nó (rễ, thân, lá, cành trong tất cả các giai đoạn phát triể) đã được chứa đựng trong cái hạt (sau này khoa học đã chứng minh quan điểm này là đúng, nó được chứa đựng dưới dạng gen di truyền). Tuy nhiên, lúc ban đầu, ở dạng cái hạt, cả cái đặc thù (rễ, thân, cành, lá) và cái phổ quát (cái cây nhìn tổng thể) đều mờ nhạt (dưới dạng cái lý tưởng). Trong quá trình phát triển của cái cây, các giới hạn của cái cây không ngừng bị phủ định (cái mầm bị phủ định thành cây con 1 lá, cây con 1 lá bị phủ định trở thành cây con 2 lá), nhưng cái cây không biến mất, không chuyển hoá thành cái khác mà là vẫn bảo tồn được mình trong sự phủ định liên tục này và cái cây ở giai đoạn sau phát triển ở trình độ cao hơn cái cây ở giai đoạn trước. Cái cây ở giai đoạn phát triển sung mãn nhất, chính là thời điểm cái đặc thù (sự phân hoá, khác biệt, đối lập trong bản thân nó) bộc lộ rõ nhất. Không thấy ở đâu Hêgen đưa ra các ví dụ về sự phủ định kiểu hạt thóc - cây lúa - bông thóc.
Có thể lấy một ví dụ khác về quy luật phủ định của phủ định theo cách hiểu của Hêgen, đó là quan điểm của ông về quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Theo Hêgen, xã hội loài người phát triển trải qua 4 loại hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới(3) (khác hẳn với quan niệm của Mác). Hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới đầu tiên là nhà nước phong kiến phương Đông. Trong nhà nước phong kiến phương Đông, cái đặc thù (nhân quyền, lợi ích cá nhân, quyền tự do cá nhân) chưa được thừa nhận, hay nói theo cách mà Hêgen thường dùng là bị “nhấn chìm” trong cái phổ quát (nhà nước, cộng đồng).
Tuy nhiên, theo quy luật phát triển của mình, cái đặc thù sẽ “nhú lên” trong cái phổ quát và hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới tiếp theo sẽ là nhà nước chủ nô Hy Lạp. Trong nhà nước chủ nô Hy Lạp, cái đặc thù đã “nhú lên”, nhân quyền, lợi ích cá nhân, quyền tự do cá nhân của một bộ phận xã hội (giới chủ nô) đã được công nhận, nhưng nhân quyền, lợi ích cá nhân, quyền tự do cá nhân của tất cả mọi người (bao gồm nô lệ) thì chưa được công nhận.
Sự trỗi dậy của ý thức về cái cá nhân đặc thù sau thời hoàng kim của nhà nước dân chủ chủ nô Hy Lạp làm nảy sinh thái độ phản kháng, sự trỗi dậy của kiểu tư duy siêu hình, đồng nhất chết cứng (tuyệt đối hoá cái chung, cái cộng đồng, tập thể), thù địch với cái đặc thù (sự khác biệt, đối lập - một quy định cốt yếu khác của cuộc sống). Do thù địch với cái cá nhân đặc thù, xã hội mất đi sức sống và hệ quả tất yếu của nó là sự nghèo đói, kiệt quệ, chuyên quyền, độc đoán, chiến tranh liên miên. Nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới tương ứng với thời kỳ này, theo Hêgen, đó là nhà nước La Mã.
Nhà nước pháp quyền tư sản, theo Hêgen, là kiểu hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới thay thế hình thái nhà nước kiểu La Mã. Nhà nước này được hình thành dựa trên 2 nền tảng là Gia đình và Xã hội công dân. Những giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhà nước pháp quyền là:
1. Hình thành xã hội công dân: Trong thời kỳ này, cái cá nhân đặc thù của tất cả mọi người (sở hữu tư nhân, cá thể, lợi ích cá nhâ) được thừa nhận, xã hội giàu có rất nhanh, nhưng mối quan hệ giữa người với người thì lại cực kỳ căng thẳng, như “chó sói với chó sói” (do chủ nghĩa cá nhân phát triển); đạo đức của xã hội dường như bị phá vỡ. Tuy nhiên, xã hội công dân sẽ dần dần đi vào trật tự, đi vào quỹ đạo phát triển hợp lý nhờ sự hình thành và củng cố các thiết chế của nó là cảnh sát, toà án, các hiệp hội và sự hình thành của thiết chế nhà nước chính trị. Một số triết gia coi giai đoạn này tương ứng với giai đoạn phát triển ban đầu, “sơ khai”, “hoang dã” của nhà nước tư sản.
2. Hình thành nhà nước chính trị: Nhà nước chính trị chỉ có thể được hình thành trên cơ sở trong xã hội đã có thiết chế xã hội công dân. Đây là thiết chế quyền lực đối nội (thiết chế quyền lực nhằm đối phó với bên ngoài là chính quyền quân sự). Sự phi chính trị của lực lượng cảnh sát và quân đội trong các nước tư bản phát triển hiện nay, có phần bắt nguồn từ các quan điểm triết học về xã hội công dân và nhà nước chính trị của Hêgen. Nhà nước chính trị ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của thiết chế gia đình và xã hội công dân.
Theo Hêgen, nhà nước chính trị thể hiện sự thống nhất quyền lực sống động trên cơ sở phân hoá, khác biệt hợp lý của 3 loại quyền lực: 1) quyền của cái phổ quát (đại diện cho ý chí của tất cả các tầng lớp xã hội), nói cách khác, đó là quyền lập pháp. Thiết chế tương ứng với nó là nghị viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). 2) Quyền của cái đặc thù (giải quyết các vấn đề đặc thù, liên quan đến từng tầng lớp, trường hợp cụ thể trên cơ sở các luật lệ phổ quát do nghị viện ban hành). Đó là cơ quan hành pháp. Thiết chế tương ứng là chính phủ. 3) Quyền của cái đơn nhất, nói cách khác, đó là quyền của nguyên thủ quốc gia, người ký các quyết định của nhà nước và có một số quyền phủ quyết đối với nghị viện (nhiều chuyên gia ngày nay coi tư pháp là cơ quan quyền lực thứ 3, nhưng theo Hêgen và nhiều triết gia khác thì tư pháp chỉ là thiết chế của xã hội công dân). Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực của cái đơn nhất (nguyên thủ quốc gia) không phải là thứ quyền lực tuỳ tiện như trong các kiểu nhà nước khác; mọi văn bản để nguyên thủ quốc gia ký đều do các cơ quan chức năng chuẩn bị kỹ lưỡng, cho nên, về thực chất, chữ ký của nguyên thủ quốc gia chỉ có ý nghĩa, theo cách nói của Hêgen, là “đánh dấu chấm trên đầu chữ i"(4).
Đây là 4 kiểu hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới cơ bản nhất, nhưng không phải quốc gia nào cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển này. Theo Hêgen, mỗi dân tộc có quyền có hình thái nhà nước đặc thù phù hợp với trình độ phát triển của mình, nhưng thời đại có quyền cao hơn. Thời đại sẽ không thèm “đếm xỉa” đến quyền đặc thù của các quốc gia nếu các quyền này đi ngược lại xu thế phát triển của nó. Dân tộc nào không nắm bắt được tinh thần thời đại và vươn lên hoà nhập với thời đại thì bất hạnh là điều không tránh khỏi.
Quan niệm nhà nước pháp quyền của Hêgen hoàn toàn khác với quan niệm nhà nước pháp trị. Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp lý, chỉ có thể được hình thành trong xã hội hiện đại (khi đã có xã hội công dân). Luật pháp của nhà nước pháp quyền nghiễm nhiên được đề cao, không cần bất cứ một áp lực nào, vì nó là sản phẩm của một nhà nước hợp lý. Sự đề cao pháp luật chỉ là hệ quả chứ không phải là tiên đề của nhà nước pháp quyền. Không phải cứ đề cao pháp luật là có được nhà nước pháp quyền.
Theo Hêgen, nhà nước hợp lý là nhà nước mà trong đó, sự thống nhất giữa ý chí của cá nhân với quy luật phát triển tất yếu của xã hội được đảm bảo. Muốn thế, nhà nước này phải là một nhà nước chính trị, sự thống nhất của quyền lực là sự thống nhất hữu cơ - thống nhất trên cơ sở phân hoá, đối lập hợp lý của 3 thiết chế quyền lực: 1. nghị viện: cơ quan lập pháp, đại diện cho ý chí của toàn dân; 2. chính phủ: cơ quan hành pháp, giải quyết công việc hàng ngày của đất nước trên cơ sở các quy định pháp luật; 3. nguyên thủ quốc gia: người đứng đầu đất nước, có quyền quyết định cuối cùng đối với các công việc của đất nước. Nhà nước này chỉ có thể được hình thành khi xã hội công dân đã ra đời. Hai nền tảng cơ bản của nhà nước pháp quyền là Gia đình và Xã hội công dân.
Gia đình là thực thể luân lý trực tiếp, có nền tảng là sự đồng nhất cảm tính, đó là tình yêu. Nhưng do nền tảng của gia đình là cái cảm tính nên các quy định của gia đình dễ mang tính chủ quan và phiến diện.
Xã hội công dân là thiết chế bảo vệ quyền của cái cá nhân đặc thù, sự khác biệt, đối lập. Không có xã hội công dân thì không có nhân quyền. Nền tảng của xã hội công dân là cái trí tính (lôgíc hình thức, tư duy siêu hình). Trí tính và gắn liền với nó là nhân quyền trừu tượng (tách rời với quốc quyền) cũng phiến diện, có thể đẩy mối quan hệ giữa người với người đến chỗ thù địch, đối xử với nhau như "chó sói với chó sói". Xã hội công dân cũng là nơi ý thức đạo đức được khẳng định và phát triển(5).
Hêgen cho rằng, nhân quyền thể hiện quyền tự do của con người đối với tồn tại bên ngoài, trước hết là các sản phẩm lao động do chính mình làm ra (quyền sở hữu, ký kết hợp đồng kinh tế, quyền thành lập và tham gia các hiệp hộ). Đạo đức thể hiện quyền tự do của con người đối với chính bản thân mình: con người lấy mình làm đối tượng, tự bắt mình tuân theo các khuôn mẫu hành vi, ứng xử mà mình cho là tốt, thiện. Chính vì thế, hành vi đạo đức mới là hành vi tự nguyện. Quyền của đạo đức cao hơn nhân quyền. Tuy nhiên, cả nhân quyền và đạo đức cũng chỉ là những quyền tự do có tính hình thức, phiến diện, không thực chất nếu không phù hợp với quốc quyền, với luật pháp của nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là sự thống nhất biện chứng “chân lý” của gia đình và xã hội công dân. Nền tảng của nhà nước là cái lý tính (tư duy biện chứng). Cái lý (thể hiện qua các quy định pháp luật) của nhà nước pháp quyền giống như các mạch máu xuyên suốt các thiết chế xã hội công dân và gia đình, thâm nhập vào các quy định cảm tính của gia đình và trí tính của xã hội công dân, khắc phục tính chủ quan, phiến diện, sự hạn chế của chúng. Trong nhà nước pháp quyền, tình yêu (gia đình), nhân quyền, đạo đức (xã hội công dân) và cái lý tính (nhà nước chính trị) thống nhất với nhau. Theo Hêgen, nhà nước sẽ tồn tại vĩnh cửu. Quyền của nhà nước chỉ thấp hơn quyền của thời đại.
Bài viết này chỉ đề cập một cách hết sức sơ lược về khái niệm nhà nước pháp quyền theo cách hiểu của Hêgen (và cũng là cách hiểu của nhiều nhà triết học hiện đại). Hạn chế trong quan điểm của Hêgen và các triết gia tư sản hiện đại về nhà nước chính trị (pháp quyền) đã được Mác, Ăngghen, Lênin và các nhà triết học mácxít nói nhiều, và rất đầy đủ, thiết nghĩ, không cần đề cập ở đây.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-11-02 10:25:57 |
Dịch Giả | Phạm Chiến Khu |
Loại bìa | Bìa mềm tay gấp |
Số trang | 688 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật |
SKU | 2776757891364 |
adam smith how psychology works bàn về tự do chính trị thu giang nguyễn duy cần thần thoại sisyphus tư tưởng hồ chí minh hồ chí minh chu dịch huyền giải socrates lược sử will durant 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép nam hoa kinh lịch sử triết học những nhà tư tưởng lớn alain de botton triết học giáo dục lược sử triết học 60 phút marcus aurelius sự an ủi của triết học nietzsche suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng trò chuyện với vĩ nhân kant khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius một chỉ dẫn cho người bị bối rối tôi tư duy vậy thì tôi vẽ