TRIẾT LÍ CỦA NGƯỜI LƯỜI BIẾNG
“Đừng lười biếng nữa!”
Chắc hẳn đôi lúc bạn sẽ nghe ba mẹ nói vậy khi đang mải mê đắm chìm trong trò chơi nào đó. Hoặc cũng có thể bạn sẽ nghe được những lời này từ một người bạn cùng phòng khi bản thân đang nằm dài trên ghế sô pha, tay cầm điện thoại lướt i n s t a g r a m. Hoặc đơn giản đây là lời bạn tự nhủ với chính mình vào những ngày bạn chẳng làm gì. Nhưng lười biếng có gì xấu đến vậy? Chẳng lẽ lúc nào bạn cũng phải thể hiện mình là người hữu dụng sao?
Trái ngược lại với văn hóa phát huy hết hiệu suất làm việc của chúng ta, Alison Suen cảm thấy thật nực cười khi chúng ta luôn chỉ trích kẻ lười biếng – những cá nhân chỉ làm cho qua chuyện để được yên thân. Bà đưa ra phân loại những kiểu chỉ trích người lười biếng thường thấy, và biện luận rằng những đánh giá trên sai, hoặc là tiền đề của những đánh giá đó có vấn đề. Tuy cuốn sách này bào chữa cho sự lười biếng, nhưng nó không hề bênh vực lối sống lười biếng và nâng tầm nó lên thành chìa khóa hướng đến điều gì đó tốt đẹp hơn (như bước tiến mới của văn hóa hay sự tự giác ngộ bản thân gì đó), như một vài học giả vẫn nói.
Trên thực tế, Suen chỉ đề cập đến việc lười biếng thể hiện độc đáo vì nó chẳng phục vụ mục đích cao cả nào. Và đây hoàn toàn không phải là sự phản đối có toan tính đối với những bất công trong xã hội, cũng chẳng phải con đường đi đến tự do ý chí nào cả. Người lười biếng chẳng qua chỉ lười biếng mà thôi. Bằng việc nghiên cứu văn hóa phát huy hiệu suất làm việc, Suen đã nhận định một thực tế rằng đôi khi lười biếng không hề xấu, vậy thôi.
Trong cuốn sách này sẽ MINH OAN cho những người lười, buộc chúng ta phải cân nhắc trước khi miêu tả họ bằng những ngôn từ xấu xí.
“Triết lí của người lười biếng” không phải là thứ xảo ngôn lý cùn phiến diện biện minh cho thói chây ì của một nhóm người cụ thể, mà là một phân tích triết học dựa trên những bằng chứng khoa học có cơ sở về một chủ đề mà bấy lâu nay người ta vẫn dè bỉu khi nhắc đến – LƯỜI BIẾNG. Với ngôn từ linh hoạt nhưng không kém phần dí dỏm và hài hước, Alison Suen đã thực sự khiến những “người lười” bớt cô đơn.
- Thông tin tác giả:
Alison Suen là phó Giáo sư chuyên ngành Triết học tại Đại học Iona, New York. Bà cũng là tác giả của cuốn The Speaking Animal: Ethics, Language and the Human-Animal Divide (tạm dịch: Ngôn ngữ loài vật: Văn hóa, ngôn ngữ và sự phân chia Người-Vật) (2015) và cuốn Response Ethics (tạm dịch: Văn hóa phản ứng) (2018).
---
Tác giả: Alison Suen
Người dịch: Lương Như Ý
THÔNG TIN XUẤT BẢN:
Kích thước khổ: 13x19
Số Trang: 336
Mã EAN: 8936066694865
NXB liên kết: NXB Thanh Niên
Sách do Công ty 1980 BOOKS mua bản quyền và ấn hành quý IV/2022
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | 1980 Books |
---|---|
Dịch Giả | Lương Như Ý |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 336 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thanh Niên |
SKU | 6860529201615 |
calligraphy haruki murakami virginia woolf van gogh khoa học về nấu ăn nhà sách tiki khoa học yoga khoa học về yoga thu giang nguyễn duy cần những anh hùng của lịch sử thần thoại sisyphus những bài học lịch sử sụp đổ omega plus jared diamond sơn hải kinh 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép lược sử triết học triết học chủ nghĩa khắc kỷ osho nhân tướng học nhân tướng học toàn thư tử vi thần số học tử vi đẩu số luật tâm thức thích nhất hạnh tâm lý học tội phạm