(Bìa cứng in màu toàn bộ) TỪ MUSÉE KHAI-DINH ĐẾN BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ – Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia - Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế – NXB Thế Giới

Ngày 17 tháng 8 năm 1923, Vua Khải Định ban chỉ dụ cho phép thành lập Bảo tàng Khải Định "có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội,...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu (Bìa cứng in màu toàn bộ) TỪ MUSÉE KHAI-DINH ĐẾN BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ – Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia - Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế – NXB Thế Giới

Ngày 17 tháng 8 năm 1923, Vua Khải Định ban chỉ dụ cho phép thành lập Bảo tàng Khải Định "có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam". Ngày 24 tháng 8 năm 1923, Khâm sứ Trung Kỳ P. Pasquier ban hành Nghị định thành lập Bảo tàng Khải Định. Trải qua biến thiên của lịch sử, Bảo tàng này đã nhiều lần thay đổi tên gọi: tháng 8 năm 1945, Vua Bảo Đại thoái vị, Bảo tàng Khải Định trực thuộc sự chỉ đạo của Ủy ban Hành chính Trung Bộ. Đầu năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm thành phố Huế, Bảo tàng Khải Dịnh được đổi tên thành Tàng Cổ Viện và trực thuộc sự quản lý của Viện Văn hóa Trung Việt; từ năm 1958, dưới thời Ngô Đình Diệm, đổi tên thành Viện Bảo tàng Huế; từ năm 1979 đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Huế; từ năm 1995 đổi tên thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và từ năm 2007 đến nay đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Năm 2023 là năm đánh dấu sự kiện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tròn 100 năm hình thành và phát triển.

 

Được đánh giá là cung điện đẹp nhất còn lại cho đến ngày nay, điện Long An, toà nhà trưng bày chính của Bảo tàng, nguyên là một ngôi điện nằm trong cung Bảo Định. Dưới thời Vua Thành Thái, vì nhiều lý do khác nhau, cung Bảo Định bị triệt giải nhưng người ta vẫn giữ lại trong khuôn viên cũ ngôi điện Long An trong trạng thái khá nguyên vẹn. Tháng 6 năm 1908, Vua Duy Tân cho di dời trường Quốc Tử Giám từ làng An Ninh về xây dựng trong Kinh thành Huế, điện Long An cũng đã được cho di dời về dựng lại tại vị trí ngày nay có chức năng gắn với tên gọi mới là Tân Thơ Viện - nơi lưu giữ các tư liệu phục vụ cho việc học tập của các học sinh trường Quốc Tử Giám. Năm 1913, Hội Đô thành Hiếu cổ được thành lập và hội đã xin phép triều đình lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Hàng ngàn hiện vật hội sưu tầm được đã đưa về đây để lưu giữ. Sau khi vua Khải Định ký dụ thành lập Bảo tàng Khải Định, điện Long An trở thành nơi trưng bày chính của Bảo tàng Khải Định.

***

TỪ MUSÉE KHAI-DINH ĐẾN BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ

Sách bìa cứng in màu toàn bộ

Tác giả: Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia - Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế

Nhà phát hành: NXB Thế Giới

Năm phát hành: 2023

ISBN: 978-604-77-7543-9

***

Thông tin sách:

Hình thức: Bìa cứng

Kích thước: 22,5 x 30 cm

Số trang: 265 trang

Cân nặng: 2000 grams

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá AIT

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Thế Giới
Loại bìaBìa cứng
Số trang265
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thế Giới
SKU7720415341662
Liên kết: Sữa dưỡng trắng sáng da Yehwadam Pure Brightening Emulsion (140ml)