Chiến Tranh Tiền Tệ Phần IV: Siêu Cường Về Tài Chính - Tham Vọng Về Đồng Tiền Chung Châu Á
THÔNG TIN TÁC GIẢ:Song Hong Bing hay Tống Hồng Bình sinh năm 1968 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, mang quốc tịch Hoa Kỳ. Thời gian sống và làm việc tại Trung Quốc ông có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế tài chính tiền tệ và cho ra đời rất nhiều bài báo, tác phẩm xuất sắc.
Tống Hồng Bình còn giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính Hoàn Cầu (Bắc Kinh). Thời gian này Song Hong Bing chuyên nghiên cứu về thị trường tài chính, cũng như tham vấn về chiến lược kinh doanh cho các tập đoàn lớn.
Năm 1994, ông sang Mỹ và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sử gia nhưng cũng không ngừng việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Ông học tập, nghiên cứu và làm việc tại Đại học Hoa Kỳ, Đại học Norteastern.
Ông không chỉ là học giả nghiên cứu tài chính được kính trọng mà còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách hay trong lĩnh vực của mình, Tống Hồng Binh còn cho ra đời nhiều đầu sách hay, trong đó nổi tiếng nhất là bộ sách Chiến tranh tiền tệ gồm 2 tập, do NXB Lao động ấn hành.
3. TÓM TẮT NỘI DUNG:
Cuốn sách tiếp nối dòng câu chuyện về trận chiến tranh giành bá quyền tài chính thế giới, bắt đầu bằng nỗ lực lật đổ bá quyền đồng bảng Anh của đồng đô la Mỹ và cuộc phản công của đồng bảng Anh. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa đồng đô la và đồng bảng Anh đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tài chính thế giới trong những năm 1930, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Thế lực “Hợp chúng quốc châu Âu” cũng dần được thống nhất và trỗi dậy như một siêu cường tài chính.
Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã tạo cơ hội lịch sử cho đồng đô la để tiêu diệt đồng bảng Anh. Hiến chương Đại Tây Dương và Đạo luật cho thuê là những con dao sắc bén trong tay Roosevelt nhằm thực hiện mục đích này. Cuối cùng, bằng cách“giữ vàng lệnh chư hầu”, Hoa Kỳ đã thành lập một "Vương triều Bretton Woods ” với chế độ đô la làm nhiếp chính.
Cùng lúc đó, cơ sở của mối quan tâm trong cuộc hôn nhân kinh tế "Trung - Mỹ" đang dần rạn nứt và tan rã. Mối quan hệ giữa thế lực siêu cường của Mỹ và kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc vốn chỉ tồn tại dựa trên mô hình Trung Quốc sản xuất, Mỹ hưởng thụ; Trung Quốc tiết kiệm, Mỹ tiêu dùng. Sự chuyển đổi kinh tế trong tương lai của Trung Quốc sẽ tất yếu đòi hỏi phải có sự chuyển dịch các nguồn lực chính của nền kinh tế quốc gia từ nghiêng về thị trường nước ngoài sang nghiêng về thị trường trong nước, do đó làm giảm xuất khẩu tiết kiệm sang Hoa Kỳ.
Trung Quốc có thể hóa giải thế bao vây của Mỹ hay không, tất cả đều phụ thuộc vào việc liệu nước này có thể kêu gọi các nước châu Á đoàn kết lại thành một cộng đồng mạnh có chung lợi ích. Chỉ khi xác lập được vị thế ở châu Á, Trung Quốc mới có thể vươn ra thế giới; chỉ bằng cách khiến cả châu Á đoàn kết lại thành một khối thống nhất thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể chuyển đổi thành công; chỉ có một đồng tiền châu Á thống nhất thì mới có thể cạnh tranh với đồng đô-la và đồng euro trên trường quốc tế, để rồi cuối cùng hình thành nên thế chân vạc của thời đại “chiến quốc tiền tệ”.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Bách Việt |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 4122387360864 |
malcom gladwell platform revolution lý thuyết trò chơi forex blockchain forex 101 adam smith những con đường tơ lụa con đường tơ lụa carl jung cường quốc trong tương lai ơn giời freud trả lời địa lý vũ trụ thiên nga đen tâm lý học đám đông trí tuệ do thái tài chính làm giàu từ chứng khoán phù thuỷ chứng khoán sách chứng khoán chết vì chứng khoán bitcoin tâm lý học về tiền chứng khoán chiến tranh tiền tệ sách kinh tế năng đoạn kim cương quản trị chiến lược nhà lãnh đạo không chức danh