Combo 2 Cuốn Sách Tâm Lý: Hội Chứng Trầm Cảm Cười: Đằng Sau Nụ Cười Hạnh Phúc Là Những Nỗi Đau + Mất Kết Nối (Khám Phá Các Nguyên Nhân Thực Của Trầm Cảm Và Các Giải Pháp Bất Ngờ)

1. Hội Chứng Trầm Cảm Cười: Đằng Sau Nụ Cười Hạnh Phúc Là Những Nỗi ĐauBạn còn nhớ ngôi sao hài kịch trong lòng rất nhiều khán giả, diễn viên từng đóng vô số tác phẩm điện ảnh kinh điển như Dead Poets...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 2 Cuốn Sách Tâm Lý: Hội Chứng Trầm Cảm Cười: Đằng Sau Nụ Cười Hạnh Phúc Là Những Nỗi Đau + Mất Kết Nối (Khám Phá Các Nguyên Nhân Thực Của Trầm Cảm Và Các Giải Pháp Bất Ngờ)

1. Hội Chứng Trầm Cảm Cười: Đằng Sau Nụ Cười Hạnh Phúc Là Những Nỗi Đau
Bạn còn nhớ ngôi sao hài kịch trong lòng rất nhiều khán giả, diễn viên từng đóng vô số tác phẩm điện ảnh kinh điển như Dead Poets Society, Jumanji, Good Will Hunting, thậm chí đã giành được vô số giải thưởng, Robin William chứ? Hay nam chính Jim Carey trong bộ phim Bruce Almighty, The Truman show, ánh mắt cùng lối diễn hài hước của anh ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Cả ngôi sao Drew Barrymore có nụ cười ngọt ngào, thường đóng các bộ phim hài lãng mạn? Tất cả đều từng bị căn bệnh trầm cảm cười giày vò.

Ngoài đặc điểm chung đều là người nổi tiếng, họ còn giống như ánh mặt trời, tích cực, thậm chí khá hài hước. Nhưng họ phải vật lộn, đấu tranh với căn bệnh trầm cảm khiến trực giác trở nên mâu thuẫn. Thậm chí có người còn lựa chọn tự tử để chấm dứt cuộc đời, khiến người xung quanh chỉ biết xót xa, tiếc nuối, cảm khái, cuối cùng che mặt thở dài.

Không chỉ trong giới điện ảnh, cả giới văn học, giới chính trị, thậm chí ngay bên cạnh chúng ta, cũng có một vài người lén lút biến mất. Chỉ là sau khi xảy ra chuyện chúng ta mới phát hiện, hóa ra nụ cười trên gương mặt cậu bạn đã gặp trong buổi họp lớp mấy năm trước không xuất phát từ đáy lòng, mà chỉ là chiếc mặt nạ giả vờ dũng cảm, kiên cường, tiếng cười ở đầu dây bên kia điện thoại của cô bạn hôm trước còn kể chuyện gia đình chỉ là phản ứng trái lòng để diễn tròn vai mà xã hội kỳ vọng.

Họ từ chối cho mình quyền được buồn đau. Họ từ chối cảm xúc trong mình như cách họ dần từ chối sự hiện diện của bản thân. Để rồi họ vô tình quên mất mình cũng có quyền thôi thể hiện niềm vui giả tạo.

Họ - là những người mắc HỘI CHỨNG TRẦM CẢM CƯỜI.

Trầm cảm cười khác trầm cảm thông thường như thế nào? Làm sao để đối mặt với hội chứng trầm cảm cười đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay? Cuốn sách Hội Chứng Trầm Cảm Cười: Đằng Sau Nụ Cười Hạnh Phúc Là Những Nỗi Đau của tác giả Hồng Bội Vân sẽ là chiếc chìa khóa hé mở cánh cửa khám phá thế giới của những người mắc hội chứng trầm cảm cười – những người đang che giấu nỗi đau đằng sau nụ cười hạnh phúc.

2. Mất Kết Nối (Khám Phá Các Nguyên Nhân Thực Của Trầm Cảm Và Các Giải Pháp Bất Ngờ)

Chứng trầm cảm, lo âu và những điều bị bỏ quên

Trầm cảm - căn bệnh của thời đại 4.0

Khái niệm và các triệu chứng của rối loạn trầm cảm đang dần ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong xã hội hiện đại, đặc biệt là khi internet và các mạng xã hội trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà người ta có cái nhìn đúng đắn hay tích cực về căn bệnh này. Vẫn còn đâu đó có người nghĩ rằng, trầm cảm là một chứng bệnh của những tính cách yếu đuối, của những cơn buồn bã nhất thời, của những tưởng tượng của tuổi vị thành niên hướng nội, Thực tế thì, căn bệnh này ảnh hưởng đến 264 triệu người trên thế giới, và dần được công nhận là một vấn đề y khoa, giống như bệnh tim hoặc tiểu đường.

Chắc hẳn rằng, không ít lần bạn tự hỏi: “Tại sao ngày càng có nhiều người trở nên trầm cảm – trong một thời đại mà nếu xét về mặt vật chất, chúng ta đang ở đỉnh cao chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại và tiện nghi cuộc sống giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn bao giờ hết? Phải chăng những giá trị mà xã hội và chính chúng ta đang vẽ ra không thực sự đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của chính mình? Phải chăng trên con đường tiến hóa, con người đã quên đi những điều thật sự làm mình hạnh phúc?”. Và bạn đã tìm được câu trả lời chưa?

Những viên thuốc điều trị trầm cảm liệu có hiệu quả?

Nếu trước kia sự can thiệp cho căn bệnh chỉ là vài lời khuyên tùy tiện kiểu như “hãy vui lên nào”, “hãy suy nghĩ tích cực”, hay thậm chí là thái độ kỳ thị xem bệnh trạng như biểu hiện tâm lý đặc thù của một giai cấp thị dân nhàn rỗi, khuynh hướng điều trị chiếm ưu thế hiện nay lại mang đầy ảo tưởng về những viên thuốc “thần” có thể giải quyết mọi vấn đề của tâm lý. Khuynh hướng này không chỉ đơn giản là âm mưu thương mại của những tập đoàn dược phẩm toàn cầu mà nó còn phát xuất từ sự lười biếng trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, khi chúng ta thèm khát sự dễ dãi của việc uống vài viên thuốc mỗi ngày thay vì đánh giá lại cuộc sống hằng ngày.

Lost connections - Mất kết nối và 9 nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Trước khi đưa ra những giải pháp hữu hiệu về căn bệnh thời đại này, Johann Hari đã lên tiếng đặt lại vấn đề nguyên nhân của chứng bệnh trầm cảm với hướng tiếp cận sinh thái cũng như bằng trải nghiệm trực tiếp. Trong sách Mất kết nối: Khám phá các Nguyên nhân thực của Trầm cảm và các Giải pháp bất ngờ [Lost Connections: Uncovering the Real Causes of Depression – and the Unexpected Solutions], Johann Hari không chỉ giới hạn việc nghiên cứu về đề tài này thông qua việc tham khảo các tài liệu y khoa từ nhiều giác độ khác nhau mà còn gặp gỡ trực tiếp thảo luận với các nhà khoa học tâm lý và tâm thần cũng như các bệnh nhân trầm cảm để hoàn tất cuốn sách của mình.

Nói tới hướng tiếp cận sinh thái, đã từ lâu các sách giáo khoa và chương trình đào tạo Tâm lý học ở u Mỹ đều nhắc đến mô hình tâm lý – xã hội – sinh học. Việc ứng dụng mô hình này có nghĩa là một hiện tượng, đề cập ở đây là bệnh trầm cảm, cần được đánh giá toàn diện để nhận diện không chỉ các nguyên nhân mà còn cả các tiếp cận điều trị dựa trên tất cả các yếu tố ấy. Ở một mức độ giới hạn hơn, cộng đồng khoa học chính thống cũng đã từ lâu nhắc đến các yếu tố môi trường khi cho rằng có hai loại trầm cảm: “trầm cảm nội sinh” (endogenous depression) do những rối loạn ở não hoặc cơ thể và “trầm cảm phản ứng” (reactive depression) do hậu quả từ sự trải nghiệm những biến cố khủng hoảng trong cuộc sống cá nhân của một cá nhân.

Thế nhưng lâu nay dường như những yếu tố tạo điều kiện cho chứng trầm cảm phản ứng luôn bị giới chuyên môn xem nhẹ. Mở đầu cho cuốn sách của mình, Johann Hari đã nhắc đến sự giới hạn này và nhắc đến nghiên cứu năm 1978 của George Brown, chuyên gia Xã hội học Y tế, và Tirril Harris, chuyên gia Tâm lý học Xã hội. Hai nhà nghiên cứu này đã phát hiện nguy cơ trầm cảm có thể cao hơn nhiều khi một người gặp phải một sự kiện tiêu cực nghiêm trọng chồng lên những điều căng thẳng và bất an kéo dài trong cuộc sống. Nguy cơ mắc trầm cảm của sự kết hợp đó tương tự như một phản ứng tỏa nhiệt trong hóa học; nó không chỉ là phép cộng mà là sự bùng nổ của rối loạn trầm cảm. Môi trường chúng ta sống mới chính là khởi đầu của những nguy cơ của chứng rối loạn tâm trạng đáng sợ này, đặc biệt khi chúng ta đánh mất sự kết nối với chúng.

Trong cuốn sách tâm lý này, Hari nhận diện có 9 nguyên nhân của chứng trầm cảm và trong đó có 6 nguyên nhân đến từ việc mất mối kết nối: kết nối với công việc, với người khác, với những giá trị ý nghĩa, với vị trí xã hội và sự tôn trọng, với thế giới tự nhiên, và với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn. Hari cũng đề cập đến nguy cơ mất mối kết nối khác là “mất kết nối do những sang chấn tuổi thơ”; từ kiến thức về điều trị tâm lý chúng ta có thể hiểu đây là sự mất kết nối với tương lai khi nạn nhân bị kiềm tỏa trong những trải nghiệm kinh hoàng của quá khứ cũng như mất kết nối với những chức năng của bản ngã trong hội chứng phân ly [dissociation]. Trong chương cuối ở phần nhận diện nguyên nhân, Hari cũng đề cập đến vai trò của những thay đổi trong não bộ và gen nhưng tranh biện cho rằng đây chỉ là tiền đề chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp.

Mất kết nối đã đưa ra những giải pháp “không thuốc” như thế nào cho bệnh nhân trầm cảm?

Sau khi chỉ ra 9 nguyên nhân - 9 mất kết nối với những giá trị sống, Johann Hari sẽ tiếp tục dẫn dắt bạn đến những “liều thuốc” hữu hiệu cho chúng. Những phương pháp của ông sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Làm sao chúng ta có thể tìm lại được mối kết nối với công việc, với người khác, với những giá trị ý nghĩa, với vị trí xã hội và sự tôn trọng, với thế giới tự nhiên, và với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn? Giải pháp của Hari chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những bất ngờ nhưng cũng đầy niềm hy vọng và nỗi hân hoan.

Cuối cùng, Lost connections - Mất kết nối là một cuốn sách sức khỏe tinh thần rất đáng để bạn nghiền ngẫm và chiêm nghiệm cho dù bạn có bị trầm cảm hay không. Dù bạn có là một trong những người đang hằng ngày phải chống chọi với chứng trầm cảm để tìm lại ý nghĩa và niềm vui sống, hoặc đã từng trải qua những giai đoạn không mấy dễ chịu. Hay bạn đang phải học cách tồn tại cùng chứng trầm cảm, khi mà vợ/chồng, người thân của bạn là nạn nhân của trầm cảm và bạn muốn giúp đỡ họ bằng một cách nào đó. Hoặc chỉ đơn giản là bạn trăn trở khi nhìn thấy trầm cảm đang len lỏi vào tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống xung quanh mình và muốn tìm hiểu về chúng. Bởi vì phải chăng mỗi khủng hoảng trong cuộc đời là cơ hội để chúng ta chuyển hóa cho một hiện sinh ý nghĩa và hạnh phúc hơn?

Hãy đọc để tìm thấy những điều lầm tưởng lâu nay của chúng ta về chứng trầm cảm và lo âu… nhé!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá LCG

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhiều công ty phát hành
Nhà xuất bảnNhiều Nhà Xuất Bản
SKU2541615756781
Liên kết: Bộ dưỡng trắng và trẻ hóa da toàn diện Dr. Belmeur Total Youth Biome Cream Special Set (4SP)