Giới thiệu Sách Bộ Sưu Tập Cổ Vật Trung Hoa
Công ty phát hành: Ban Đại Diện Tạp Chí Xưa & Nay
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Tác giả: Phạm Hy Tùng
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 227
Năm xuất bản: 2020
Trong cuốn sách đầu tay “Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa”, NXB Văn hóa Sài Gòn 2006 (giải khuyến khích - giải thưởng Sách hay Việt Nam năm 2007, tái bản lần 1, NXB Thời Đại 2011 trong phần Lời nói đầu, chúng tôi đưa ra ý kiến: "...Nước ta ở ngay phía Nam Trung Hoa, muộn nhất vào thời Hậu Lê thuyền bè các quốc gia lân cận để tấp nập thả neo tại thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) mua những sản phẩm gốm tráng men được trang trí hoa văn, hình họa bằng men lam hay ngũ sắc của lò gốm Chu Đậu (Hải Dương), sau đó giong buồm vượt Biển Đông, để rồi có những con thuyền gặp phải bão tố gửi xác ngoài khơi như ở Cù Lạc Chàm... Dù vậy nhưng thời xưa người Việt Nam cũng đặt các lò gốm sứ Trung Hoa làm ra những món đồ thiết kế sẵn mang về nước sử dụng. Chẳng phải vì nước ta thiếu những bàn tay tài hoa, mà đơn giản rằng không được thiên nhiên hào phóng ban cho những mỏ Kaolin tốt nhất hoàn cầu như ở Giang Tây Quảng Đông, Phúc Kiến .... không có những khoáng chất để chế ra những men màu tuyệt hảo. Rừng nhiệt đới không có những giống cây phong nào đó khi đốt cháy cho ra nhiệt độ thích hợp“hỏa biến” ra những sản phẩm được người phương Tây gọi là “Porcelain”... Mọi người đều biết, trong số các sản phẩm văn hóa của nhân loại thì cổ vật Trung Hoa được cư dân sinh sống ở khắp các châu lục săn tìm sưu tập là nhiều nhất. Bởi vì chúng được đẽo gọt chạm khắc hay vuố nặn. mài giũa từ những nguyên vật liệu tốt nhất, được vẽ vời trang trí bởi bàn tay các nghệ nhân của xe sở vốn dĩ được mệnh danh là “quốc họa”. Hơn nửa thế kỷ nay, các hãng danh tiếng như Christies, Sotheby's, sau này là Beijing Cheng Xuan (B,C Beijing Hanhai (BH) của Trung Quốc, hay Hong Kong China Guardian (HGD), China Guardian (GD) của Hồng Kông... thậm chí ở Nhật Bản cũng có Tokyo Chuo Auction (TCA)... tóm lại là tính đến 2019 đã có tới hơn 50 hãng đấu giá CÓ uy tín, đóng bản doanh nhiều nhất ở Trung Quốc, rồi mới đến châu u, Hoa Kỳ luôn dư dả kinh phí trả lương cho hàng trăm nhân viên đủ loại quốc tịch, hằng tuần, hằng tháng than phiên nhau gõ búa bán đấu giá cổ vật Trung Hoa mà đa phần là đồ gốm sứ các loại... Nếu đọc các ấn phẩm do Đài Loan ấn hành đều đặn hằng năm trong hai chục năm qua (một số lượng nhỏ hơn do Trung Quốc phát hành riêng), trong đó đăng tải hình ảnh từng món cổ vật đã bán đấu giá hành công trong trọn một năm trước đó sẽ thấy hơn 60% các cuộc giao dịch này thực hiện ở Trung Quốc số còn lại ở Hồng Kông rồi mới đến châu u, Mỹ... Đây cũng chính là lời đáp cho câu hỏi tại sao chục năm trở lại đây khách hàng Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan sang Việt Nam tìm mua cổ vật xuất xứ từ quê hương họ mang về nước. Khỏi phải mở cuộc điều tra xã hội học, chỉ cần để ý đội chú...
Giá FLX