Sách - Combo Để tâm không bận - Để đời nhàn tênh

Tác giả: Ryunosuke Koike | Xem thêm các sản phẩm Sách Nấu ăn của Ryunosuke Koike
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Dạy Nấu Ăn || Sách - Combo Để tâm không bận - Để đời nhàn tênh
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Combo Để tâm không bận - Để đời nhàn tênh

Combo Để tâm không bận - Để đời nhàn tênh

Tác giả: Ryunosuke Koike
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 300
Nhà xuất bản: Hà Nội
Công ty phát hành: Thái Hà

Để tâm không bận
Tác giả: Ryunosuke Koike
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 156
Nhà xuất bản: Hà Nội
Công ty phát hành: Thái Hà
Nếu bận tâm, trọng lực sẽ dồn vào vai, khiến chúng ta căng thẳng.
Nếu không bận tâm, trọng lực sẽ được giải toả, chúng ta quay về một bản thân tự do tự tại như vốn dĩ.
Nếu bận tâm, những “người”, “vật”, và “hiện tượng” không đáp ứng được bận tâm ấy, tất thảy đều trở thành “kẻ địch”. Mỗi khi chạm trán kẻ địch, căng thẳng nảy sinh.
Nếu không bận tâm, “kẻ địch” trên nhân gian tiêu biến. Tâm hồn trong trẻo và an yên.
Nếu bận tâm, chúng ta sẽ bị bó buộc bởi suy nghĩ phục tùng, cả sở thích và tư duy đều bị đồng nhất hóa, đóng lại cánh cửa phát kiến khả năng mới.
Nếu không bận tâm, chúng ta không còn bị bó buộc, song hành cùng cảm giác tự do nhẹ bẫng nơi tâm khảm, mở ra cánh cửa tâm hồn hướng đến đổi thay chói lòa. Được rồi. Vậy thì, cho đến bây giờ, các bạn đã bước đi trên con đường nào trong hai con đường trên? Sau khi đọc xong cuốn sách này, liệu rằng các bạn sẽ muốn tiến bước trên con đường nào?
Vượt ra ngoài phạm vi có thể tưởng tượng, thế giới này tồn tại bóng dáng khổ sở vì tức giận dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để tức giận, khổ sở vì lo lắng dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để lo lắng, khổ sở vì hối hận dù việc ta đã làm chẳng đáng phải hối hận. Những bóng dáng ấy chính là sinh vật sống mang tên con người, chính là chúng ta. Hành động khi không ý thức, chúng ta có xu hướng suy nghĩ tiêu cực làm gia tăng khổ sở cho bản thân, kèm theo đó là phát ngôn và hành động cũng khiến nỗi khổ nghiêm trọng hơn.

Để đời nhàn tênh
Tác giả: Ryunosuke Koike
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 212
Nhà xuất bản: Hà Nội
Công ty phát hành: Thái Hà
“Tôi thích bị khổ đau.”

Hẳn chúng ta đều nghĩ, trên thế gian làm gì có ai kỳ quặc như vậy. Mỗi người chúng ta, trên khía cạnh chủ quan, luôn tự nhủ: “Làm gì có chuyện muốn bị khổ đau, dù ít hay nhiều.”

Tuy nhiên, vượt ra ngoài phạm vi có thể tưởng tượng, thế giới này tồn tại bóng dáng khổ sở vì tức giận dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để tức giận, khổ sở vì lo lắng dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để lo lắng, khổ sở vì hối hận dù việc ta đã làm chẳng đáng phải hối hận. Những bóng dáng ấy chính là sinh vật sống mang tên con người, chính là chúng ta. Có lẽ bạn thấy khó tin, nhưng ở một tầng ý nghĩa nào đó, tâm lý ẩn sâu bên trong con người có xu hướng hoạt động theo chiều hướng “muốn khổ sở”.

Khi xuất hiện cảm giác “khổ sở”, bộ não sẽ tạo kích thích mãnh liệt. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy “khó chịu, chán ghét”. Tuy nhiên, nếu đánh giá từ khía cạnh cơ chế trái tim con người, thì trái tim sẽ chào đón những khổ sở đó bởi trái tim “thích tiếp nhận nhiều kích thích”.

Ví dụ, khi công việc trục trặc, ta bị sốc vì ánh mắt lạnh toát từ chung quanh. Dĩ nhiên, khi ấy ai cũng thấy khó chịu đúng không? Lúc này, dù là ai đi nữa thì cũng muốn “không bị cuốn theo cảm xúc khó chịu, thay đổi tâm trạng bức bối lúc này”. Tuy nhiên, trên thực tế là cả nửa ngày trôi qua, ta vẫn bận tâm, bị cuốn theo sự việc khiến bản thân khó chịu, cảm thấy vô cùng khổ sở. Thậm chí, ta nghĩ: “Trời! Thất bại tới mức như thế, thật không tài nào tha thứ. Nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sao…”

Cứ như vậy, mỗi lần cảm thấy “khổ sở”, ta tiếp tục lặp lại vài lần. Thực ra, nguyên nhân của vòng xoáy lặp lại là vì trái tim chào đón cảm giác khổ sở mà chúng ta phải chịu đựng. Tôi nhận ra rằng, với tư cách là một sinh vật sống, việc chịu đựng cảm giác khó chịu có liên quan tới bản năng sinh tồn của con người. Để dễ dàng sống sót, ta có xu hướng chạy trốn khỏi sự việc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn của bản thân. Nếu con người bị đặt trong tình trạng không thoải mái, bộ não sẽ phát ra tín hiệu khó chịu: “Nguy hiểm đấy. Phải chạy thôi”. Có thể nói, quá trình truyền đi hệ thống tín hiệu khó chịu đó chính là một cơ chế của sinh vật sống. Tín hiệu này hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người nên bộ não bộ được cấu tạo để cảm nhận rằng: “Phát ra tín hiệu không thoải mái là việc làm có ích”.

Như vậy, tạm thời có thể nhận định, sự thực là, tín hiệu “khổ sở” giúp chúng ta né tránh sự nguy hiểm, là yếu tố hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người. Tuy nhiên, trải qua mỗi lần như vậy, chúng ta lại ghi nhớ các thông tin tiêu cực quá đỗi mãnh liệt, lặp lại nó nhiều lần và khiến bản thân khắc ghi nó, từ đó biến chất thành khổ đau. Hẳn là bạn ngờ ngợ có chút kì quặc đúng không?

Nếu xét từ phương diện giúp tránh né mối nguy, việc kích thích nhiều lần mạch thần kinh khổ đau để ghi nhớ thông tin tiêu cực vẫn là hành động tốt. Tuy nhiên, nếu bắt đầu thấy khổ sở vì thất bại, thì dần dần trong công việc sẽ nảy sinh ý thức sợ hãi, cuộn trào cảm giác kém cỏi, muốn chạy trốn. Nếu bạn thấy khổ sở trong mối quan hệ với mọi người chỉ vì bị bạn thân nói lời tổn thương, bạn sẽ gặp rắc rối vì sợ hãi mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh.
Giá LVM
Liên kết: Sữa dưỡng thể dưỡng ẩm cho da nhạy cảm Dr. Belmeur Mild Derma Body Lotion (500ml)