Giới thiệu Sách - Combo muôn kiếp nhân sinh + hoa trôi trên sóng nước + dấu chân trên cát
1, Muôn Kiếp Nhân Sinh (Many Lives - Many Times)
Công ty phát hành First News - Trí Việt
Tác giả Nguyên Phong
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 620
Ngày xuất bản 03 - 2019
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
“Muôn kiếp nhân sinh” là tác phẩm do Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong viết từ năm 2017 và hoàn tất đầu năm 2020 ghi lại những câu chuyện, trải nghiệm tiền kiếp kỳ lạ từ nhiều kiếp sống của người bạn tâm giao lâu năm, ông Thomas – một nhà kinh doanh tài chính nổi tiếng ở New York. Những câu chuyện chưa từng tiết lộ này sẽ giúp mọi người trên thế giới chiêm nghiệm, khám phá các quy luật về luật Nhân quả và Luân hồi của vũ trụ giữa lúc trái đất đang gặp nhiều tai ương, biến động, khủng hoảng từng ngày.
“Muôn kiếp nhân sinh” là một bức tranh lớn với vô vàn mảnh ghép cuộc đời, là một cuốn phim đồ sộ, sống động về những kiếp sống huyền bí, trải dài từ nền văn minh Atlantis hùng mạnh đến vương quốc Ai Cập cổ đại của các Pharaoh quyền uy, đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay.
2. HOA TRÔI TRÊN SÓNG NƯỚC
Công ty phát hành First News - Trí Việt
Tác giả Nguyên Phong
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 620
Ngày xuất bản 03 - 2019
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
“Hoa trôi trên sóng nước” là một câu chuyện đặc biệt. Đó là câu chuyện đi tìm “kiến tánh”, đạt được giác ngộ của ni sư Satomi Myodo – một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền tông Nhật Bản.
Câu chuyện của ni sư Satomi Myodo đặc biệt ở chỗ, trước khi tu tập theo triết lý Phật Giáo, Satomi Myodo đã là vị thầy của Thần Đạo (một tôn giáo phổ biến ở Nhật Bản), được nhiều người kính nể. Hơn 40 tuổi, dù đã tu tập được nhiều công phu như nhìn được quá khứ vị lai và nhiều công phu khác, nhưng từ sâu trong thâm tâm Satomi Myodo vẫn phải chịu những nổi khổ đau dằn vặt của bản ngã, thứ mà bà “nghĩ rằng mình đã diệt được nó nhưng thực ra nó vẫn tiềm ẩn dưới một hình thức tinh tế không ngờ”.
Ở tuổi 40, đi theo con đường tọa thiền của Đức Phật, Satomi Myodo gặp phải 3 trở ngại lớn, ảnh hưởng đến việc tu tập của bà: Đó là việc ưa lý luận, suy nghĩ nhiều; có lòng tham mong cầu đạt ngộ; thụ động do việc thực hành thiền ngoại đạo. Cuối cùng, bằng một lòng dũng cảm và cả khát khao đi tìm sự giác ngộ, Satomi Myoyo đã quyết định vượt qua những trở ngại, định kiến; bà xuất gia, trở thành một người “sơ tâm” chưa biết gì và tu tập theo đúng con đường của Đức Phật.
Theo sự chỉ dẫn của thiền sư Bạch Vân Yasutani, Satomi Myoyo đã thực hành ba phương pháp tham cứu công án, quán hơi thở và Chỉ Quán Đả Tọa của tổ Đạo Nguyên (người sáng lập dòng thiền Tào Động Nhật Bản) để khắc chế ba trở ngại trên. Cuối cùng, Satomi Myoyo tìm được “kiến tánh”, điều mà bà mô tả là “khác với những hình ảnh lạ lùng, những màu sắc, âm thanh và một niềm vui tràn ngập châu thân, lần này con chỉ thấy một sự an lạc thầm kín, nhẹ nhàng không thế diễn tả”.
3, Dấu Chân Trên Cát
Công ty phát hành First News - Trí Việt
Tác giả Nguyên Phong
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 620
Ngày xuất bản 03 - 2019
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
“Dấu chân trên cát” là tác phẩm được dịch giả Nguyên Phong phóng tác kể về xã hội Ai Cập thế kỷ thứ XIV trước CN, qua lời kể của nhân vật chính - Sinuhe.
Ngày nay, người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sở dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lùng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó.
Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp, nhưng làm sao lái buôn lại mở trường dạy học và để lại nhiều tài liệu quý giá như thế được? Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa là giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi.
Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ, nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng giáo xứ này phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho
Giá UMB