Giới thiệu Sách - Nghệ Thuật Trang Trí Truyền Thống Trên Kiến Trúc Phong Cách Kiến Trúc Đông Dương Ở Sài Gòn
Sách - Nghệ Thuật Trang Trí Truyền Thống Trên Kiến Trúc Phong Cách Kiến Trúc Đông Dương Ở Sài Gòn
Tác giả Bùi Bá Nguyên Khanh
Nhà xuất bản NXB Xây Dựng
Đơn vị phát hành NXB Xây Dựng
Ngày xuất bản 10-2019
Số trang 124
Kích thước 19 x 27 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"LỜI GIỚI THIỆU
Tôi rất hân hạnh được đọc trước bản thảo và viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn” của TS. Bùi Bá Nguyên Khanh, giảng viên Khoa Kiến trúc nội thất, Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh.
Cho đên nay, đã có không ít các công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành cùng nội dung giá trị của kho tàng di tích kiến trúc nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh đã được xuất bản, dịch thuật, quảng bá ở trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiếu những giá trị nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách Đông Dưong tại Sài Gòn vẫn rất cần được nghiên cứu để bổ sung cho những giá trị nghệ thuật đặc sắc của những di sản này. Chỉnh vì vậy, việc xuất bản cuốn sách “Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn” của tác giả Bùi Bá Nguyên Khanh là cần thiết.
Đây là công trình nghiên cứu công phu và có tính hệ thống về nghệ thuật trang trí trong các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu mới phát hiện về những giá trị của di sản kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả tập trung nhận diện, phân tích các motip trang trí, các dạng thức bố cục, ý nghĩa và kiếu cách trang trí trên năm công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tiêu biểu nhất ở thành phố Hồ Chi Minh là: Đền thờ vua Hùng, Quận 1 (1926); Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 (1926 - 1928); Trường PTTH Lê Hồng Phong, Quận 5 (1927); Nhà mồ Trương Vĩnh Ký, Quận 5 (1928) và Chợ Bình Tây, Quận 6 (1928 - 1930).
Vê cơ bản, những giá trị đặc trưng của nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn được tác giả nghiên cứu khẳng định trên cả hai phương diện hình thức biểu thị và nội dung tư tưởng truyền đạt trên quan điểm hệ thống và toàn diện.
Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, những kết quả của công trình nghiên cứu này không chỉ góp phần minh chứng cho những giá trị phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật chung của quốc gia dân tộc mà còn tạo nên những cơ sở khoa học có giả trị thực tiễn cho sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn.
Đưa ra những đánh giá có tính khoa học về nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc và những đóng góp thực tiễn của nó đối với nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo các di tích kiến trúc nghệ thuật phong cách Đông Dương trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong nền mỹ thuật truyền thống Việt Nam, những tài nguyên du lịch đặc sắc.
"
Giá REHA