Giới thiệu Sách - Nguyễn HIến Lê - Tác Phẩm Đăng Báo - 2 Tập - Nguyễn Tuấn Bình - Bình Book - Bìa Mềm
Tôi cảm nhận rằng rằng vẫn còn những người tâm huyết, muốn lan tỏa tinh thần Nguyễn Hiến Lê tới thế hệ ngày mai, vì thế đầu năm 2019, tôi chia sẻ dự định của mình với chị Đinh Thanh Thủy, Giám đốc – Tổng biên tập nhà xuất bản và được chị khích lệ thực hiện. Tôi bắt tay vào công việc sưu tầm và giới thiệu Nguyễn Hiến Lê - Tác phẩm đăng báo. Tới nay, tôi gom góp được khoảng 280 trong hơn 320 bài báo của ông Lê. Hy vọng theo thời gian, con số ấy sẽ tăng thêm.
************
Bộ sách ”NGUYỄN HIẾN LÊ – TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO” gồm 02 tập:
Thực hiện: Nguyễn Tuấn Bình
Lời giới thiệu: Trần Văn Chán
Định dạng: bìa mềm (giấy bb vàng 70gsm)
Tranh minh họa bìa: họa sỹ Trần Thế Vĩnh
[Tập 1] Theo dòng thời cuộc:
Các tập sách đều có 16 trang phụ bản in màu các bài báo nguyên gốc tiêu biểu của cụ.
Phát hành: 30.5.2021.
Công ty phát hành: NXB Tổng Hợp TP. HCM
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 612
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
Hình thức: Bìa Mềm
[Tập 2] Bên lề con chữ
Các tập sách đều có 16 trang phụ bản in màu các bài báo nguyên gốc tiêu biểu của cụ.
Phát hành: 30.5.2021.
NXB : NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm XB: 2021
Kích Thước : 24 x 16 cm
Số trang: 683
Hình thức: Bìa Mềm
Theo nội dung bài báo, tôi chia thành hai mảng đề tài chính:
Nguyễn Hiến Lê – theo dòng thời cuộc, bàn luận về:
(1) Văn hóa;
(2) Xuất bản;
(3) Giáo dục;
(4) Thời đại.
Nguyễn Hiến Lê – bên lề con chữ, trò chuyện về:
(1) Nghề cầm bút;
(2) Chuyện ngữ văn;
(3) Tin điểm sách;
(4) Hàng tùy bút;
(5) Tình bạn văn.
Để kết thúc lời giới thiệu sách, tôi chép lại đoạn văn ông tự minh định cho tư tưởng cầm bút của mình:
“Tôi nghĩ rằng cái thú nhất của người cầm bút là được độc lập, và cái vinh dự lớn nhất của họ là giúp chút gì cho quốc dân. Muốn giữ được độc lập và giúp được quốc dân thì nên ở ngoài chính quyền, đúng ở địa vị đối lập với chính quyền. Đối lập không nhất định là chỉ trích lại càng không có nghĩa là đả đảo. Đối lập là một cách hợp tác hữu hiệu nhất và nghiêm chỉnh nhất. Ta không lệ thuộc chính quyền thì mới dám nói thẳng với chính quyền, và chính quyền mới chú ý tới lời nói của ta. Alain và André Maurois đều từ chối những chức trọng quyền cao để được là người tự do, được là một công dân giám thị các Ông lớn.”
Giá GFT