Bộ Sách Sự Suy Tàn Và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã (Bộ 3 Cuốn)

Tác giả: Edward Gibbon | Xem thêm các sản phẩm Lịch Sử Việt Nam của Edward Gibbon
“Nhìn lại về quá khứ, soi vào các đế chế trỗi dậy rồi suy tàn theo dòng chảy lịch sử, và ta có thể thấy trước được tương lai.”– Marcus Aurelius, Hoàng đế La Mã Sự suy tàn và sụp đổ của Đế ch...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Bộ Sách Sự Suy Tàn Và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã (Bộ 3 Cuốn)

“Nhìn lại về quá khứ, soi vào các đế chế trỗi dậy rồi suy tàn theo dòng chảy lịch sử, và ta có thể thấy trước được tương lai.”– Marcus Aurelius, Hoàng đế La Mã

Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã (tên tiếng anh là The decline and fall of the Roman Empire) của Edward Gibbon là một trong những bộ sách tham vọng, đồ sộ và kinh điển nhất về lịch sử văn minh thế giới mà bất kì ai mong muốn tìm hiểu về đề tài này không thể không đọc qua.

Tác phẩm này được coi là thành tựu của thời đại (thế kỷ 18) và được nhiều người coi là tác phẩm vĩ đại nhất của lịch sử từng được viết ra. Nó gây tác động lớn tới các nhà văn, sử gia lẫn chính trị gia cùng thời. Những nhân vật lớn như Isaac Asimov, Winston Churchill hay Virginia Woolf đều thừa nhận rằng mình chịu ảnh hưởng lớn từ tác phẩm lẫn lối viết châm biếm đặc trưng của ông.

Edward Gibbon cũng xuất bản những tác phẩm khác nhưng đây là bộ sách gần như trở thành cả cuộc đời ông và đưa tên tuổi Gibbon trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất trong thời kỳ Khai minh tại Anh.

Thời gian và qui mô tác phẩm: Tác phẩm được xuất bản trong khoảng thời gian 1776-1788 (trong suốt 12 năm), bao gồm 6 quyển; với lịch sử trải dài hơn 13 thế kỷ (từ năm 98 đến khi Constantinople thất thủ vào năm 1453) và với phạm vi phủ rộng khắp, không chỉ giới hạn tên gọi “La Mã” trong châu Âu thế kỷ 18 và thời hiện đại, mà còn nhắm vào phần phương Đông của toàn bộ tổng thể Đế chế La Mã – tức Đế chế Byzantine (Đông La Mã). Điều này giúp gợi lên cảm quan về tầm mức vĩ đại phủ khắp của Đế chế La Mã, đồng thời gợi lên một nỗi niềm đầy suy tư: “thay vì tra vấn xem tại sao Đế chế La Mã bị phá hủy, chúng ta đúng ra phải lấy làm ngạc nhiên rằng làm sao nó tồn tại được lâu đến thế.”

Nội dung của tác phẩm: Với dung lượng đồ sộ hơn 1500 trang, bộ sách cũng không chỉ nói về nguyên nhân suy tàn và sụp đổ của La Mã, mà khung cảnh của Gibbon trong tác phẩm này là tái hiện không khí của cả một thời đại. Cuốn sách kể câu chuyện về số phận của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới, về những thành tựu triết học, văn chương, tôn giáo, ngôn ngữ cho đến pháp luật, và dân tộc chí, về những người cai trị, về chiến tranh và xã hội, và những sự kiện dẫn đến sự sụp đổ thảm khốc của La Mã bất chấp mọi thành tựu quân sự và văn minh mà đế chế này từng kế thừa và đạt được.

Về phiên bản tiếng Việt:

Đây là bản dịch Tiếng Việt đầu tiên của tác phẩm được xuất bản, do dịch giả Thanh Khê thực hiện trong thời gian rất dài, từ năm 2014.

Phiên bản sử dụng là phiên bản rút gọn của NXB Random House in năm 2009, được tin tưởng giao cho Hans-Friedrich Mueller (hiện là Giáo sư Văn học Cổ & Hiện đại tại Đại học Union, New York) biên tập, dựa trên việc rút kinh nghiệm từ những bản rút gọn trước đó, đặc biệt là phần tôn giáo, phần nổi bật và đặc sắc nhất trong tác phẩm của Gibbon; giúp cho tác phẩm đã ra đời cách đây gần 250 năm được cô đọng, dễ đọc và tiện dụng hơn với độc giả thời nay; nhưng vẫn đảm bảo không làm mất đi những nội dung chính và tinh thần của tác giả và tác phẩm.

Tổng số tập sách: Được chia thành 3 tập: Tập 1 bao gồm quyển I-II (712 trang); tập 2 bao gồm quyển III-IV (480 trang); tập 3 bao gồm quyển V-VI (560 trang).

Kích thước khổ sách 19 x 27 cm (to hơn các kích thước sách phổ thông) và tỉ lệ dàn trang được thiết kế dựa trên tỉ lệ vàng trong việc thiết kế sách tiêu chuẩn.

Gia công in ấn: Sử dụng giấy ruột Bb70/76; bìa cứng ép nhũ trên giấy giả da bồi carton; áo bìa ôm in 4 màu giấy Couche, ép nhũ; có boxset.

Đối với đại bộ phận độc giả hiện đại nói chung và giới nghiên cứu nói riêng, bộ sách của Gibbon có vai trò đặc biệt quan trọng khi ngày càng có nhiều người mang tư tưởng bi quan về tương lai của văn minh Tây phương. Từng có ý kiến cho rằng: Những căn nguyên dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ của La Mã cũng chính là những gì sẽ dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ của nền cộng hòa và văn minh hiện tại của phương Tây. Do vậy, Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã trở thành một cuốn cẩm nang giúp thuận tiện tìm hiểu ngọn nguồn sự suy bại trong các đế chế cũng như các nền văn minh khác.

LỜI DỊCH GIẢ:

“Nói về một hành trình dài nhường ấy thì biết bao nhiêu cho đủ. Đã đến lúc kết lại bằng mấy lời. Dù bạn có đồng ý đến đâu với "các nguyên nhân" mà Gibbon đúc kết, lợi ích thu được từ tác phẩm này thật rõ ràng. Hơn một ngàn trang sách cũng không phải là quá đáng đối với một công trình bao trọn 13 thế kỷ văn minh La Mã, và không chỉ nói về La Mã. Gibbon chủ yếu tập trung ở đế chế phương Tây, dù đúng là ông có lần theo tàn dư của danh xưng La Mã cho đến ngày Constantinople thất thủ lần sau cuối (1453).

Trong Lời giới thiệu, nhà sử học Daniel J. Boorstin nhấn mạnh “tính gần gũi” của Gibbon, xem đây là lý do Gibbon vẫn còn hoài sinh động, dù đã cách nay hơn 200 năm. Quả thật, ông là một trường hợp độc đáo, nơi văn chương và học thuật hòa quyện, nơi cái chất chơi và tác phong chuyên nghiệp song hành, và nơi giá trị khai trí dẫy đầy trong tình tiết giải trí. Thiết nghĩ, bấy nhiêu cũng tạm đủ để trả lời cho câu hỏi "Tại sao vẫn cần dịch Gibbon?" - Thanh Khê

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA

[Gibbon] là một trong số ít các tác giả giữ vị thế cao trong lịch sử văn chương cũng như trong danh sách các sử giả vĩ đại.”“– Nhà sử học J. B. Bury, người thực hiện bản biên tập cho bộ Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã trong thế kỷ 20

“Gibbon là một học giả giữ tinh thần chính xác và tỉ mỉ, những phát biểu của ông luôn được căn cứ trên chứng cứ văn bản hoàn bị.”– Biên tập viên Hans-Friedrich Mueller

“Những học giả nghiêm túc không hề nghi ngờ tính độc đáo và tầm quan trọng trong tác phẩm. Ấy vậy mà Gibbon chưa từng trở thành nhà sáng lập của một ‘trường phái’. Ông không đảm nhận cương vị người khởi xướng của bất kỳ khung khái niệm mới nào, hoặc bất kỳ cách mới lạ nào để phân định quá khứ nhân loại. Theo tôi đây chính là một đầu mối cho tính ‘gần gũi’ trong thông điệp của ông về thời quá khứ, và những gì ông có thể nói cho mỗi chúng ta về vai trò của con người trong biên niên sử vĩ đại của các đế chế và các nền văn minh.” – Sử gia hiện đại Daniel J. Boorstin nhận xét về Edward Gibbon

“Bấy giờ Edward Gibbon sống trong giai đoạn Khai minh, Thời đại Lý trí, một thời buổi chan chứa niềm tin tưởng vào năng lực của con người trong việc suy tư tự do (và quản lý chính họ bằng công lý). Ta có thể lưu ý rằng Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã bắt đầu xuất hiện vào năm 1776, chính vào lúc hầu hết các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập. Ông khép lại quyển VI và cũng là quyển cuối cùng vào năm 1787, năm mà một hiến pháp đã chế định cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới thành lập một vận mệnh tương lai theo đường hướng cộng hòa thoát khỏi sự can thiệp của tôn giáo càng nhiều càng tốt. Tập này xuất hiện vào năm 1788. Năm sau đó, Hoa Kỳ đạt được Dự luật Nhân quyền (và người Pháp làm cuộc cách mạng). Sau một thiên niên kỷ rưỡi của nền quân chủ và đạo Kitô, chính thể cộng hòa thêm một lần trở nên hợp mốt.” – Biên tập viên Hans-Friedrich Mueller

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Sự sa sút của La Mã đã thường bị quy cho việc chuyển dịch nơi đóng định đế chế; nhưng lịch sử này vốn đã cho thấy rằng những quyền lực của chính quyền bị phân chia, chứ không phải bị chuyển dời. Ngai vàng của Constantinople được dựng lên ở phương Đông; trong khi phương Tây vẫn còn nằm trong tay cả một loạt các vị hoàng đế hãy còn lưu lại ở Ý và đòi hỏi phải được thừa hưởng số lượng các quân đoàn và các tỉnh bang ở mức ngang bằng. Sự đổi mới mang mầm họa ấy làm suy yếu sức mạnh và kích động những tệ nạn của một triều đại kép: những công cụ của một chế độ áp bức và độc đoán tăng lên bội phần; và một cuộc tranh đua phù phiếm những thói xa hoa chứ không phải là về chân giá trị, được du nhập […]. Dưới những triều đại kế tiếp, mối liên minh giữa hai đế chế được khôi phục; nhưng sự giúp đỡ của những người La Mã Đông phương lại chậm trễ, đáng ngờ và vô hiệu; sự phân ly mang tính dân tộc của người Hy Lạp và người Latin càng tăng lên do sự khác biệt vĩnh viễn về ngôn ngữ và tập quán, về lợi ích, thậm chí là về tôn giáo. Song ở một chừng mực nào đó, sự kiện tốt lành ấy lại tán đồng với cách nhìn nhận của Constantine. Suốt một thời kỳ dài sa sút, thành phố bất khả của ông [chỉ Constanstinople] đã đẩy lùi những đội quân rợ chiến thắng, bảo vệ sự giàu sang của châu Á, và kiểm soát, cả trong hòa bình lẫn lúc có chiến tranh, những eo biển quan trọng nối liền biển Euxine và Địa Trung Hải. Việc tạo dựng Constantinople đóng góp thiết yếu vào việc gìn giữ phương Đông nhiều hơn là làm suy tàn phương Tây.”

– Trích Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã, Quyển III

“Sự trỗi dậy của một thành phố [thành Rome – La Mã], một thành phố đã trương nở thành một đế chế có thể đáng để cho một trí tuệ triết gia phải bận tâm suy ngẫm như một điều phi thường có một không hai. Nhưng sự suy tàn của La Mã lại là hệ quả tự nhiên và không thể tránh khỏi do sự lớn mạnh quá mức. Sự thịnh vượng làm chín muồi nguyên lý suy tàn; những nguyên nhân của sự hủy diệt nhân lên bội phần cùng với quy mô chinh phạt; và ngay sau khi thời gian hay sự tình may rủi đã loại bỏ đi những ủng hộ nhân tạo, thì đó cũng là lúc công trình vĩ đại kia phải chịu khuất phục trước sức nặng của chính nó. Câu chuyện về sự phá sản của nó thật đơn giản và rõ ràng; và thay vì tra vấn x em tại sao đế chế La Mã bị phá hủy, chúng ta đúng ra phải lấy làm ngạc nhiên rằng làm sao nó tồn tại được lâu đến thế. Các quân đoàn chiến thắng đi chinh chiến ở những nơi xa xôi đã đua đòi theo những thói tật của kẻ xa lạ, còn đám lính đánh thuê ban đầu là áp bức quyền tự do của nền cộng hòa, rồi sau đó tới sự uy nghiêm của tấm hồng bào. Các vị hoàng đế, khi sốt sắng cho sự an toàn cá nhân và hòa bình công cộng, chỉ còn biết dùng hạ sách là phá hỏng đi thứ kỷ luật đã khiến cho quân lính trở nên đáng sợ như nhau đối với cả vị nguyên thủ của họ lẫn với kẻ thù; nhuệ khí của chính thể quân đội bị nới lỏng và cuối cùng tiêu tan do những thiết chế cục bộ của Constantine; và thế giới La Mã bị chôn vùi bởi một trận đại hồng thủy của quân rợ.”

– Trích Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã, Quyển III

“Bốn thế kỷ cuối cùng không đến nỗi đáng chê trách vì nguồn tư liệu khan hiếm; và cùng với gia tộc Comnenos, nàng thơ lịch sử của Constantinople lại hồi sinh, nhưng lại chẳng lấy gì làm thanh lịch hay duyên dáng với lớp xiêm y diêm dúa. Một chuỗi tiếp nối những vị linh mục hoặc những triều thần nối bước nhau trên cùng một con đường lệ thuộc và mê tín: tầm nhìn hạn hẹp, óc phán đoán thì yếu kém hoặc bại hoại […]. Lời nhận xét vốn áp dụng cho một con người có thể đem mở rộng ra cho cả một dân tộc, để rồi năng lượng của thanh gươm được truyền sang cho ngòi bút; và rồi qua kinh nghiệm, con người ta sẽ nhận ra rằng giai điệu của lịch sử sẽ thăng giáng cùng với tinh thần của thời đại.”

– Trích Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã, Quyển V

THÔNG TIN TÁC GIẢ

EDWARD GIBBON

(1737-1794)

Là sử gia quan trọng của Anh vào thế kỷ 18, đồng thời là thành viên của Nghị viện Anh quốc. Thời gian ở Rome năm 1764 đã khiến ông “thai nghén” ý tưởng về bộ sử đồ sộ mà sau này trở thành The Decline and Fall of the Roman Empire (Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã; gồm sáu quyển, xuất bản từ năm 1776 đến năm 1788), bộ sách đưa tên tuổi Gibbon trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất trong thời kỳ Khai minh tại Anh.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CWEB

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlpha Books
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thế Giới
SKU9702108809836
Liên kết: Gel tắm dưỡng từ Bơ và Vitamin E Avocado Body Wash (300ml)