Giới thiệu Sách - Văn Hóa Nguyên Thủy
Văn Hóa Nguyên Thủy
Nhà phát hành: Vinabook JSC
Tác giả: Edward Tylor
Ngày xuất bản: 2019
Kích thước: 16 x 24 cm
Nhà xuất bản: Tri Thức
Loại bìa: Bìa cứng
Loại sách: In trắng đen
Số trang: 904
NỘI DUNG SÁCH
CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA EDWARD TYLOR
Edward Tylor sinh năm 1832 ở khu ngoại ô Kamberuell của London, trong một gia đình tín đồ quaker giàu có. Ông không học đại học, vì được chuẩn bị cho hoạt động của một nhà công nghiệp, giống như cha ông, một chủ xí nghiệp đúc đồng hạng trung. Năm 1855, chàng Tylor trẻ tuổi không được khỏe lắm đã đi sang châu Mỹ điều dưỡng. Ở đây, trên hòn đảo Cuba, ông ngẫu nhiên quen biết với chủ ngân hàng Anh Henry Christi. Cuộc gặp gỡ này đóng một vai trò to lớn trong cuộc đời của Tylor.
Ông Christi có nhiều tiền của và rất thích thú với những cuộc khai quật khảo cổ cũng như những sưu tập tộc người học, ông đã chi nhiều tiền cho các chuyến du hành và tổ chức nghiên cứu khảo cổ học. Đầu những năm 50 (thế kỷ XIX) Christi tham gia các cuộc khai quật của nhà cổ sinh vật Pháp Larté do ông tài trợ bằng món tiền không dưới 100 nghìn francs. Christi đã đánh thức dậy niềm hứng thú đối với khảo cổ học và tộc người học ở chàng Tylor trẻ tuổi. Năm 1856, hai người đã cùng nhau du hành quanh xứ Mêhicô, kết quả là năm 1861, cuốn sách đầu tiên của Tylor ra đời: Anahuak, hay Mêhicô, và người Mêhicô cổ đại và hiện đại. Tình bạn giữa Taylor và nhà mạnh thường quân giàu có vẫn tiếp tục cho tới khi Christi mất năm 1874. Trong lời tựa một tác phẩm của mình, Tylor bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với người bạn “không những đã giúp mình bằng những kiến thức tộc người học rộng lớn mà còn đem lại khả năng cho mình làm quen với những sản phẩm của các xã hội nguyên thủy qua những mẫu được lựa chọn cẩn thận trong sưu tập to lớn của ông”.
Khi từ Mêhicô trở về, trong tám năm liền (1857-1865), Taylor đã nghiên cứu sách báo tộc người học qua nhiều ngôn ngữ châu Âu và nắm được những thứ tiếng cổ, trong đó ông thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp và Do Thái. Cuộc hôn nhân của ông với một phụ nữ Anh giàu có năm 1857 đã cho phép ông có một cuộc sống độc lập và nhiều lần du hành khắp châu Âu và châu Mỹ để nghiên cứu các viện bảo tàng các sưu tập tộc người học.
Năm 1865, Tylor công bố tác phẩm Những nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử cổ đại của loài người, nó cho thấy rằng nhà bác học trẻ tuổi này có những mối quan tâm rộng hơn và sâu hơn việc thu thập và mô tả những sự kiện tộc người học và khảo cổ nhiều. Cuốn sách gồm một số tiểu luận, trong đó bằng cách đối chiếu những sự kiện thuộc các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau (ngôn ngữ, tập quán, kỹ thuật...), tác giả thử chứng minh nhiều kết luận có ý nghĩa rất quan trọng đối với lịch sử văn hóa, đặc biệt đối với thời kỳ hết sức xa xưa, chưa có những tài liệu chữ viết. Những kết luận ấy như sau: 1) Lịch sử văn hóa cho thấy sự tiến bộ không ngừng từ trạng thái hoang dã nguyên thủy đến văn minh hiện đại. 2) Những sự khác nhau về sinh hoạt của các cư dân và bộ lạc khác nhau trên trái đất không phải là do nguồn gốc chủng tộc, mà là do sự khác nhau về những nấc văn hóa đạt được của các xã hội khác nhau. 3) Tất cả các yếu tố văn hóa - từ những phương pháp kỹ thuật và những định chế xã hội đến những trò chơi, những huyền thoại và nghi thức tôn giáo - là sản phẩm hoặc sự phát minh độc lập, hoặc của sự thừa kế từ tổ tiên, hoặc của sự vay mượn.
Giá trị của công trình này đối với thời ông là ở chỗ Tylor, khác với những người đi trước, đã khẳng định những kết luận của mình bằng những sự kiện minh họa những mắt, khâu khác nhau trong chuỗi tiến bộ, nối quá khứ tiền sử với hiện tại trong mọi lĩnh vực sinh hoạt. Trong công trình này, Tylor cũng là người đầu tiên đem lại những phương pháp có hiệu quả cho sự kết nối khoa học giữa các sự kiện của khảo cổ học, tộc người học, folklore...
Giá BBTF