QUY CÁCH- Sách bìa cứng, có bìa áo (jacket). Bìa áo in giấy couché matt cán mờ định lượng 150gsm, tên sách, tên tác giả và bộ Việt Nam danh tác được phủ bóng.- Sách khổ 14,5x20,5 cm, in trên giấy tố...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Ấn Bản Số 290

QUY CÁCH


- Sách bìa cứng, có bìa áo (jacket). Bìa áo in giấy couché matt cán mờ định lượng 150gsm, tên sách, tên tác giả và bộ Việt Nam danh tác được phủ bóng.


- Sách khổ 14,5x20,5 cm, in trên giấy tốt định lượng 100 gsm.


GIỚI THIỆU SÁCH


(1) “SỐ ĐỎ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (tiểu thuyết)


Đã hơn 80 năm kể từ khi ra mắt, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng vẫn luôn là tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nhiều thế hệ khi khắc họa lại một cách tài tình, chân thực một thời kỳ đen tối khó quên trong lịch sử dân tộc. Xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ, từ khi hắn chỉ mới là tên hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy vọt lên tầng lớp danh giá thời bấy giờ, “Số đỏ” nêu bật lên thói hư tật xấu của tiểu tư sản Hà thành với lối sống xa hoa đầy giả tạo.

Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội, Vũ Trọng Phụng thậm chí được một số người đã so sánh như Balzac của Việt Nam. Bằng bút lực mạnh mẽ và độc đáo, ông đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác phẩm “Số đỏ” chính là sự châm biếm, đả kích mạnh mẽ các phong trào " u hóa", "thể thao", "giải phóng nữ quyền" đang phát triển rầm rộ khi ấy, một cú tát vạch trần sự nhân danh "văn minh", "tiến bộ", "cải cách xã hội" thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống của dân tộc.

(2) “MIẾNG NGON HÀ NỘI” CỦA VŨ BẰNG (bút ký)


“Miếng ngon Hà Nội” ra mắt bạn đọc lần đầu vào năm 1960, từ đó đến nay, tác phẩm vẫn luôn là một trong những áng văn chương bất hủ về Hà Nội. Được viết trong những năm tháng Vũ Bằng rời xa quê hương, “Miếng ngon Hà Nội” vì thế không chỉ có những điểm nhìn sắc sảo của một nhà báo, những rung động tinh tế nhạy cảm của một nhà văn mà còn có thêm nỗi nhớ thương đong đầy của một người con xa xứ, người chồng xa vợ.

Nương theo từng câu chữ bạn đọc như được theo chân Vũ Bằng thăm thú khám phá từng nẻo phố phường Hà Nội. Những miếng ngon Hà Nội không chỉ hiện ra sinh động với đầy đủ sắc, hương, vị mà còn ăm ắp hơi thở của đời sống. Từ những thức quà bình dị dân giã như ngô rang, khoai lùi đến những món ăn mỹ vị cầu kỳ như phở bò, phở gà đều được miêu tả một cách tỉ mẩn, đặc sắc mà thân thương.

15 món ngon, chất chứa trong đó không chỉ là nỗi niềm nhớ thương, tình yêu da diết Vũ Bằng dành cho nơi quê hương xứ sở mà đó còn chứa đựng những giá trị văn hóa quý giá, là lời nhắc nhở đối với thế hệ ngày nay về việc lưu giữ, trân trọng những nét đẹp hồn cốt xưa cũ sắc son.

(3) “NGÀY MỚI” CỦA THẠCH LAM (truyện dài)


Sau khi thành danh với những tập truyện ngắn như “Gió lạnh đầu mùa” và “Nắng trong vườn”, năm 1939, Thạch Lam cho in truyện dài “Ngày mới” do NXB Đời nay xuất bản. Đây là truyện dài đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam, một bậc thầy về truyện ngắn.

So với những truyện ngắn thời kỳ đầu của Thạch Lam, “Ngày mới” là một bước tiến về sự đào sâu vào tâm lý con người. Nhà văn có những trang viết tinh khiết nên thơ đến nao lòng về cảnh đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình yêu. Song song với đó là những lát cắt hiện thực đượm màu đen tối, chua chát nơi lý tưởng, hoài bão phải đấu tranh gay gắt với đời sống cơm áo gạo tiền, mà nhân vật trung tâm trong cơn bão đó là Trường. Trường từ chàng thanh niên hăm hở tràn đầy sức sống đã dần dần bị hiện thực nhào nặn thành người đàn ông thối chí sống lâu trong cảnh đầu tắt mặt tối, căn nhà tồi tàn nơi xóm nghèo chật hẹp đến mức tưởng như o ép người ta bỏ rơi cả tình yêu và phẩm giá.

Dẫu vậy, dù phức tạp hơn và có nhiều khoảng tối hơn, “Ngày mới” vẫn là của Thạch Lam, mà Thạch Lam thì vẫn cứ là Thạch Lam, một tâm tư thanh sạch và hướng thiện. Sau những nghiệt ngã bế tắc, Thạch Lam vẫn dành tặng độc giả một “Ngày mới” vươn mình sắc xuân.

(4) “AI HÁT GIỮA RỪNG KHUYA” CỦA TchyA (tiểu thuyết)


TchyA (Đái Đức Tuấn) là một trong số không nhiều những nhà văn trước 1945 lựa chọn thử sức với thể loại truyện truyền kỳ, kinh dị và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ghi dấu đỉnh cao sáng tác của ông ở thể loại này, không thể không kể đến tiểu thuyết “Ai hát giữa rừng khuya”.

“Ai hát giữa rừng khuya” ra đời vào năm 1942, tác phẩm mang đậm phong cách sáng tác của TchyA: khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rợn ngợp và sự xuất hiện, chi phối cốt truyện của hai nhân vật rất đặc trưng “thần hổ” và “ma trành”.

Sự kết hợp khéo léo giữa những chi tiết hư cấu mang đậm tính huyền ảo, ma quái, quỷ thần, vốn đã rất quen thuộc trong các tác phẩm nổi tiếng như “Liêu trai chí dị” hay “Truyền kỳ mạn lục” với chất liệu hiện thực độc đáo lồng ghép với những quan niệm nhân sinh và bài học cuộc sống đã giúp cho “Ai hát giữa rừng khuya” của TchyA có được chỗ đứng vững chãi và riêng biệt.

Ấn bản này được Nhã Nam thực hiện theo ấn bản “Ai hát giữa rừng khuya” của NXB Hương Lan, chỉ sửa một số cách viết cho phù hợp với quy tắc chính tả hiện nay, ví dụ “dở chừng” thay cho “giở chừng”, “rào trước” thay cho “dào trước”… Mọi điểm khác đều giữ nguyên như ấn bản năm 1961.


SỐ LƯỢNG PHÁT HÀNH


Mỗi tựa sách trên sẽ có 555 bản bìa cứng, được đánh số từ 1-555 và được đóng triện Nhã Nam Thư Xã, thiết kế riêng cho bộ sách Việt Nam danh tác.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá HIM

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhã Nam
Ngày xuất bản2023-02-02 00:00:00
Kích thước14.5 x 20.5 cm
Loại bìaBìa cứng
Số trang970
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU3465784640025
Liên kết: Sữa rửa mặt gạo Rice Water Bright Facial Foaming Cleanser (100ml)