Giới thiệu Sách - Rừng, Đàn Bà, Điên Loạn
Công ty phát hành: Alphabooks
Tác giả: Jacques Dournes
Ngày xuất bản: 11-2018
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tri Thức
Dịch Giả: Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 368
Tác giả dẫn người đọc vào một hành trình thật tập trung: cuộc du ngoạn vào “miền mơ tưởng Giarai”, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ; và ông nói rõ với người đọc rằng, ở đây “không phải là những huyền thoại tầm nguyên”, tức những huyền thoại về nguồn gốc của con người, giống loài người, hay của dân tộc, mà là những huyền thoại về cái hiện tại, là những mộng mị của những con người đang sống hôm nay, đang hằng ngày sống một cuộc sống kép, vừa “trải nghiệm” lại vừa mộng mị “đồng thời”, đang hàng ngày “tiếp tục sáng tạo ra huyền thoại”.
Con người bị vây bọc bởi rừng, từ khi chưa là con người... cho đến khi không còn là con người nữa. Như vậy, rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Rừng là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng, là sự không thủy không chung, nơi hun hút từ đó con người đi ra và nơi hun hút con người lại biến mất vào đó, biệt vô tăm tích. Là bản nguyên, là cội nguồn ở đầu bên này, nhưng cũng là cõi mịt mù thăm thẳm ở đầu bên kia...
Con người không bao giờ có thể thoát ra được khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bứt ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thuở, bức ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín, cuốn hút...
Nhưng đồng thời, mặt khác, con người là người cũng chính bởi vì nó luôn có nhu cầu bứt ra khỏi cái hoang dã, bứt ra khỏi rừng, trở thành xã hội, trở thành văn hóa.
Đấy là một cuộc giằng co, sự níu kéo hai đầu vĩnh cửu, nó làm nên “nội dung” của cuộc sống con người.
Ngoài chất khảo cứu, J. Dournes đã rất thành công khi lồng vào cuốn sách những chuyện kể - văn học truyền miệng, tính văn học cao nên độc giả phổ thông cũng dễ dàng tiếp cận.
Bản Việt ngữ, Rừng, Đàn bà, Điên loạn, in lần đầu năm 2001. Lần tái bản này có chỉnh sửa và bổ sung: thư mục tham khảo, bảng đối chiếu…
Cuốn sách dành cho độc giả quan tâm đến Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu nhân học, dân tộc học, xã hội học và dân sưu tầm.
JACQUES DOURNES
(1922-1993)
Nhà nhân học người Pháp, có bút danh là Dam Bo. Ông sống ở Tây Nguyên gần 25 năm (1946-1970) trong vai trò một nhà truyền giáo đam mê điền dã dân tộc học, tập trung nghiên cứu về văn hóa Jörai (Giarai) và các tộc người vùng cao nguyên.
Một số công trình nghiên cứu về Tây Nguyên, đã trở thành kinh điển, của Jacques Dournes do Nguyên Ngọc chuyển ngữ:
Forêt, Femme, Folie (Rừng, Đàn bà, Điên loạn)
Les Populations montagnardes du Sud-Indochinois (Miền đất huyền ảo)
Pötao, une théorie du pouvoir chez les Indochinois Jörai (Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương)
Le pays Jörai (Xứ Jörai)
Giá NOVA