Giới thiệu Sách - Trái Tim Quả Đất
Tên sách: Trái Tim Quả Đất
Tác giả Sơn Tùng
Nhà xuất bản NXB Công An Nhân Dân
Công ty phát hành Cty Văn Hóa & Truyền Thông Phương Đông
Năm 2020
Kích thước 15 x 21 cm
Số trang 342
Loại bìa: Bìa mềm
Nội dung:
Giới thiệu sách
"Con tàu liên vận khởi hành từ Hà Nội, Hà Nội xôn xao vào hè. Tiếng ve sầu trong veo tan hoà vào nắng ban mai ngân dài theo con tàu lên biên giới xa xăm.
Trong con tàu có bốn toa giữa được dành riêng và bài trí đặc biệt: Một toa dành cho đoàn ca múa tập luyện, không có ghế, không có giường nằm, trải thảm kín mặt sàn, một toa dành cho việc ăn uống của đoàn, hai toa nghỉ ngơi, thảm đỏ trải dọc lối đi. ở mỗi đầu giường đều có một tủ nhỏ phủ tấm đăng ten, trên đặt tấm kính màu và lọ hoa tươi. Đoàn đại biểu tuổi trẻ Việt Nam với những “Anh bộ đội Cụ Hồ”, những anh những chị sinh viên, những chàng trai cô gái nông thôn, anh thợ trẻ, các diễn viên nghệ thuật... đi Đại hội Liên hoan Thanh niên Sinh viên thế giới lần thứ V. Lần đầu tiên, Việt Nam có một đoàn đại biểu của thế hệ trẻ tiêu biểu cho đông đủ các địa hạt hoạt động ra thế giới tham dự liên hoan với tuổi trẻ năm châu vì hoà bình và hữu nghị...
Con tàu mỗi lúc một lao nhanh, tiếng rít xé gió miết dài vào hai bên thân tàu. Mỗi người vào chỗ của mình và bắt đầu vào công việc. Đội múa luyện bài múa sạp, tốp ca nữ lên giọng ôn tập bài Làng tôi (của Văn Cao). Tốp ca nam vừa luyện giọng vừa luyện điệu bộ bài Hò kéo pháo (của Hoàng Vân). Các tiết mục này sẽ trình bày tại Đại hội Liên hoan. Anh em khác, người đọc sách, người thì ngồi thừ ra vì chưa hết xúc động phút chia tay trên sân ga. Có anh mở sổ tay học thuộc những câu chào hỏi bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Ba Lan đã được ghi sẵn. Riêng La Văn Kiều thì ngồi tựa người vào thành tàu, mắt nghiêng nghiêng bên khuông cửa sổ thu đất trời sông núi vào mắt mình. Anh chợt thổn thức đứng phắt dậy, một tay vịn vào thành tàu lúc núi ngàn biên giới Việt - Trung tuồn qua khuông cửa loang loáng. Tầm mắt anh vươn tới xa xăm thu hút cả miền thượng nguồn quê hương về trong ký ức “... Mình đã nện một phát phá toang cái đồn cửa ngõ căn cứ Đông Khê, mở màn chiến dịch Cao - Bắc - Lạng - anh nhấc cánh tay cụt đặt lên tựa hẳn một bên vai vào khung cửa toa tàu, mắt vẫn ở ngoài đất trời biên
IMim
giới... Một phần máu xương mình ở lại với núi rừng... Mẹ! Mẹ đã bị giặc... thằng giặc Pháp giết!... Cha! Cha mình con hổ ngoài rừng thấy bóng đã bạt vía xiêu hồn... Các già làng, đám con trẻ cả bản Mỳ ngồi trên sân nghe cha mình kể chuyện, trăng lặn vẫn không muốn về... Em Trưng... đứa em gái đưỢc cả bản Mỳ coi là “bông hoa Phón”^ ... Mikhamét laxin! Ô lạ vớ! Một chàng trai ở tận nước Angiêri, lính Tabo mà... mà thành người anh em với mình!...”
Một người bạn ngồi cạnh hỏi:
- Anh Kiều nhớ nhà hay nghĩ ngỢi gì mà đăm chiêu vậy? Anh nói sang một khía cạnh khác trong dòng nghĩ của mình:
- Dễ đâu đưỢc có một cuộc “triển lãm” về phong cảnh thiên nhiên với muôn màu muôn vẻ thế này. Anh thấy không, tôi hình dung cái khuông cửa sổ hình chữ nhật này là cái khung, cảnh trí bên ngoài kia là bức tranh. Từ đây sang các nước bạn, chúng mình sẽ thu vào trong mắt đưỢc biết bao là tranh đẹp.
Con tàu chạy lên phía xa biền biệt những khung tranh liên tiếp hiện lên như cuốn phim dài vô tận. Hầu như ngày nào sau những bữa ăn. La Văn Kiều đều ngồi bên khung cửa sổ toa tàu. Tâm hồn anh
^ Một loại hoa vừa đẹp vừa hương thơm xa, nở vào tiết thanh minh.
"
Giá SIR