Sách & Tạp Chí > Sách > Văn Học Kinh Điển || Sách - Túp lều của bác Tom
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Túp lều của bác Tom

Mã sản phẩm: 8935212340656
Tác giả: Harriet Beecher Stowe
NXB Văn Học
Kích thước: 14.5x20.5
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 464
Khối lượng: 800 grams

TÚP LỀU BÁC TOM - Cuộc chiến đấu tranh cho những người nô lệ
Nhiều độc giả đã nói rằng một trong những điều tuyệt vời nhất trong cuốn tiểu thuyết này đó là tác giả của nó là một phụ nữ. Họ nói rằng cầm cuốn sách lên, đọc nhan đề và lướt qua nội dung sẽ nghĩ ngay đến việc tác giả tiểu thuyết này là một nam nhà văn. Bởi nó quá khốc liệt trong việc đề cập tới vấn đề buôn nô lệ ở miền nam nước Mỹ.
Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ và có tìm hiểu sơ qua về lịch sử phát triển của nước Mỹ chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tiếp cận bối cảnh viết nên cuốn tiểu thuyết kinh điển này của nữ văn sĩ Harriet Beecher-Stowe. Giữa thế kỉ XIX, chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền đối lập nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi đó miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa họ sang Canada để giải phóng cho họ bởi Canada là nước tới thời điểm đó đã xóa bỏ chế độ này.
Và tác giả, chào đời với tên Harriet Beecher ở Litchfield, Connecticut, bà là con gái của Lyman Beecher, nhà thuyết giảng thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn theo chủ nghĩa bãi nô. Năm 1832, gia đình bà dời về Cincinnati, nơi có nhiều hoạt động bãi nô. Ở đấy, bà được nghe những câu chuyện kể về chế độ nô lệ. Harriet chưa bao giờ đến thăm các đồn điền, nhưng có nhiều tiếp xúc với những người từng là nô lệ, ảnh hưởng thời cuộc suốt những tháng năm tăm tối ấy và đó là lí do ngày hôm nay, chúng ta có cơ hội thưởng thức một cuốn tiểu thuyết kinh điển tuyệt vời này.
Ra mắt 1852 được vài ngày, Túp lều của bác Tom tiêu thụ được 10.000 bản. Sau 1 năm, 300.000 bản được bán ra. Cuốn sách được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới và gây tiếng vang lớn trong việc khởi đầu cho một trào lưu chống lại chế độ nô lệ năm 1862, đến nỗi khi gặp bà tổng thống Mỹ Lincoln đã nói: “Hoá ra đây là người phụ nữ nhỏ bé nhưng đã viết cuốn sách khởi phát cho một cuộc chiến tranh lớn”.
"Túp lều bác Tôm" là cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen châu Phi là bác Tôm với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Sau khi ông chủ tốt bụng của bác phá sản, lâm vào tình thế khó khăn về kinh tế, ông phải bán bác cho một người chủ nô lệ mới tàn nhẫn khác, và từ đó, cuộc sống của bác là những chuỗi ngày tăm tối. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác với những nguời chủ vô cùng tàn nhẫn, bị bóc lột sức lao động khủng khiếp, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng để bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong đồn điền trồng bông vài ở miền Nam nước Mỹ. Đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như bác... Nhưng bên cạnh đó người đọc có thể tìm thấy xã hội tăm tối ấy tình yêu thương con người, tâm hồn những nhân vật không hề bị hoen ố dẫu họ sống trọng một xã hội khắc nghiệt như thế.
Tác phẩm lả bản hùng ca bảo vệ những người nô lệ da đen, bênh vực những nhân cách đáng kính: trung thực, yêu lao động, biết tôn trọng phẩm giá con người. Những người mẹ dũng cảm như Elida, những thanh niên tha thiết được tự do như George. Đồng thời tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ với con buôn người xem những người da đen như món hàng và hành xử thô bạo. Lên án Pháp luật nước Mỹ khi đó đã bênh vực chế độ nô lệ, cho phép đánh đập xiềng xích, giết chết những người da đen vô tội và trừng trị những ai bao che cho người nô lệ.
Với tác phẩm của mình, Harriet Beecher-Stowe đã đóng góp một phần vào phong trào giải phóng nô lệ ở nước Mỹ, lên án chế độ vô nhân đạo, ca ngợi và khích lệ những người Mỹ có tinh thần đấu tranh để chế độ bạo tàn này...
Giá SIGMA
Liên kết: Bộ dưỡng chống lão hóa The Therapy The Face Shop (5SP)